Bệnh Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của trẻ, nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những nguy cơ về bệnh tật cho trẻ
Đầu tiên hãy xem những nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến Suy dinh dưỡng?
Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai.
– Giảm cung cấp :
• Không cung cấp đủ lương thực thực phẩm
• Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu
• Thức ăn chế biến không phù hợp, năng lượng thấp
– Tăng tiêu thụ :
• Trẻ bệnh, nhất là bệnh kéo dài
• Nhiễm Ký sinh trùng đường ruột
• Thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý
Trong đa số trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ chế, vừa giảm năng lượng ăn vào vừa tăng năng lượng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh nhưng mẹ lại cho ăn kiêng khem)
Những nguy cơ của suy dinh dưỡng
– Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi : Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có liên quan đến thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nhẹ.
– Tăng các nguy cơ bệnh lý : Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
– Chậm phát triển thể chất : Ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh dưỡng diễn ra sớm như suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai và giai đoạn sớm trước khi trẻ được 2 tuổi. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn. Chiều cao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện cần thiết để trẻ đạt tối đa tiềm năng di truyền của mình.
– Chậm phát triển tâm thần : Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng thường là thiếu đồng bộ nhiều chất trong đó có những chất tối cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine… Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.
Khi trẻ bị suy dinh dưỡng hay đưa bé đến các cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn
Xin chào lương y ! con gái tôi 16,5 tháng nhưng chỉ nặng 7kg, bé rất ít ăn, đêm ngủ hay giật mình quấy khóc, ra nhiều mô hôi hay bị ốm vặt. Có điều trị bên tây y nhưng không hết. Rất mong nhận được câu trả lời của lương y. Thành thật cảm ơn.
Con bạn cam tích rất nặng (bụng ỏng đít beo), cháu chữa tây y vô tác dụng, càng dùng các loại men tiêu hóa thì bản thân cơ thể bé càng mất chức năng tiết dịch tiêu hóa- chữa đông y cho bé là cách tốt nhất