Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất hiện nay – Đây là một nhiễm trùng gây ra bởi virus viêm gan B. Virus viêm gan B được tìm thấy trong máu và chất dịch cơ thể, bao gồm cả sữa mẹ, nước bọt, dịch tiết âm đạo và tinh dịch.
Hầu hết người lớn mắc bệnh viêm gan B trong một thời gian ngắn sau đó hồi phục. Trường hợp này gọi là viêm gan siêu vi B.
Viêm gan B khó phát hiện sớm vì triệu chứng rất mơ hồ ở giai đoạn đầu. Thông thường, người bệnh thường mệt mỏi, kém ăn, kém ngủ, có triệu chứng như bệnh cúm như:sốt, đau đầu, đau cơ. Vì thế, người bệnh thường cho rằng mình làm việc vất vả nên mệt mỏi, không đi khám bệnh.
Khi bệnh kéo dài, bệnh tình đã trở nên phức tạp hơn, gan đã bị tổn hại nghiêm trọng hơn gọi là viêm gan B mạn tính. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm virus có nhiều khả năng bị viêm gan B mãn tính cao.
Nguyên nhân gây viêm gan B
Viêm gan B gây ra bởi virus viêm gan B. Nó được lan truyền qua tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người bệnh.
Cách lây nhiêm viêm gan B
1. Mẹ truyền sang con: Ðây là đường lây quan trọng nhất.
2. Ðường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục.
3. Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B.
4. Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B.
5. Các nguyên nhân khác: Xăm người, châm cứu, dùng chung bàn chải đánh răng, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B.
Triệu chứng viêm gan B
Nhiều người bị bệnh viêm gan B không biết họ bị bệnh do các triệu chứng không quá rõ ràng. Các triệu chứng cụ thể như sau:
• Cảm thấy rất mệt mỏi.
• Sốt nhẹ.
• Nhức đầu.
• Không muốn ăn.
• Cảm giác đau dạ dày hoặc ói mửa.
• Đau bụng.
• Tiêu chảy hoặc táo bón.
• Đau cơ và đau khớp.
• Phát ban da.
• Mắt và da chuyển sang màu vàng. Vàng da thường xuất hiện sau các triệu chứng khác.
Hầu hết người bị viêm gan B mạn tính không có triệu chứng.
Điều trị viêm gan B
Ngoài việc tuân thủ theo nguyên tắc khám chữa bệnh của nhà thuốc. lưu ý với các bệnh nhân như sau:
• Nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước
• Giảm muối trong chế độ ăn.
• Tránh uống rượu và dùng ma túy
Viêm gan B có thể được ngăn chặn?
Tiêm phòng là cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả nhất. Người lớn có nguy cơ mắc bệnh và tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên cần được tiêm phòng vắc xin.
NHÀ THUỐC ÐÔNG Y LANG TÒNG ÐIỀU TRỊ
|
BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH
Bệnh nhân chữa khỏi Viêm gan B :
Trần thị Hồng 24 tuổi (Phù Chính, Tuân Chính, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; khám 04/10/2000; bệnh án 10- 388): sốt, rất mệt, sút 17kg, HBsAg dương tính, gan và lách đều sưng to, đau, mất kinh… bệnh rất nặng ( Bệnh viện 109 trả về, chờ chết); điều trị hơn 2 tháng mới cắt hoàn toàn sốt, vẫn đau nhẹ…sau 6 tháng lên 6kg, vẫn đau nhẹ hạ sườn và thượng vị…sau 1 năm mới khỏi. Ngày 13/11/2007 người nhà BN đến cho biết BN vẫn khỏe, đi làm bình thường.
Phùng Văn Đông 24 tuổi, cán bộ ngành thú y ( Sơn Đông, Sơn Tây, HN; khám 11/2005; bệnh án 24-354): đã điều trị đông y nhiều nơi không khỏi. Nhà Thuốc điều trị đến 26/3/2006 thì khỏi, đi làm được bình thường; sau đó uống củng cố 1 đợt nữa.
Nguyễn Văn Trọng 32 tuổi (ở Long Xuyên Phúc Thọ, Hà Nội; khám 09/11/1012; bệnh án 55- 608), phát hiện viêm gan B mấy tháng nay; đau tức bụng vùng hạ sườn phải, đau lưng, sốt nhẹ về chiều, rất mệt mỏi, da xanh, yếu, tụt huyết áp, men gan tăng cao, chán ăn; điều trị mấy nơi không có kết quả.
Điều trị tại Nhà Thuốc 20 ngày, đến 29/11/2012 thì hết sốt, hết đắng mồm, đỡ đầy hơi, ăn tốt hơn, đỡ mệt nhiều; điều trị tiếp đến 24/1/2013, tổng cộng là hơn 2,5 tháng thì ngừng điều trị tấn công, chuyển sang điều trị củng cố (dùng thuốc liều thấp); đến ngày 03/4/2013 đi xét nghiệm máu thì HBsAg âm tính, men gan bình thường.
Ý kiến của bạn