Vào mùa hè thời tiết thường nắng nóng, tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển, trong đó lở loét miệng là một căn bệnh thường gặp. Trong các nguyên nhân gây loét miệng thì hay gặp nhất trong loét miệng là do nhiệt (theo Đông y). Đông y gọi viêm lợi, miệng hôi ở trẻ em là cam miệng. Nguyên nhân do vị cảm nhiễm nhiệt tà gây ra miệng hôi, lợi sưng thũng; hoặc do nhiệt tà trùng thống xâm nhập gây miệng hôi, chân răng và lợi sưng, lợi vùng chân răng đen hoặc có mủ.
Trẻ có triệu chứng kèm theo như sau:
- Miệng môi lở loét.
- Miệng hôi.
- Chảy nước rãi, nước mũi chảy nhiều.
- Chân răng chảy máu sau khi ăn, đánh răng, xỉa răng.
- Bệnh xảy ra thời kỳ răng sữa làm răng mất lớp men trắng, trở thành màu vàng xám hoặc đen, hoặc bị ăn mòn.
- Trẻ chậm phát triển, gầy sút do không ăn được hoặc ăn rất ít vì đau.
- Đại tiện táo, tiểu tiện sẻn vàng.
- Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng, hay cáu gắt
- Da khô ráp, mạch tế sác.
Lở miệng có thể là dấu hiệu bệnh cam, nhưng cũng có thể là dấu hiệu các bệnh sau:
– Do virut Herpes
– Bệnh thủy đậu
– Bệnh tay – chân – miệng
– Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B..
– Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập niêm mạc miệng, ví dụ như khi bị ngã.
– Do ăn thức ăn, uống nước quá nóng làm bỏng và loét niêm mạc miệng trẻ. Xử trí khi trẻ bị nhiệt miệng.
Làm gì khi trẻ lở miệng?
– Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.
– Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.
– Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit
– Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Hãy đảm bảo rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám?
Thông thường, lở miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:
– Giảm cân nhanh chóng
– Đau ở vùng bụng
– Sốt cao bất thường
– Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
Ý kiến của bạn