Trẻ đổ môi hôi khi chơi đùa hoặc thời tiết nóng nực là chuyện bình thường, khi đó cơ thể thường tiết nhiều mồ hôi để giúp thanh nhiệt, điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên trẻ ra mồ hôi nhiều khi ngủ và có dấu hiệu không khuyên giảm thì lúc này các bà mẹ cần nên lưu ý, vì có thể đây là dấu hiệu trẻ đang bị bệnh. Cần phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý
Mồ hôi trộm do sinh lý
Trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ đang trong thời kỳ tăng trưởng phát triển, sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, đặc biệt khi trẻ nô đùa quá hưng phấn và kích thích sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ. Thông thường ở vị trí đầu và cổ, sẽ diễn ra quá trình tiết mồ hôi nhiều hơn hẳn các vùng khác. Bên cạnh đó vì thân nhiệt của trẻ tương đối khác so với người trưởng thành, bạn nên tránh trường hợp đắp chăn quá dày cho bé khi ngủ, vì điều này dĩ nhiên làm trẻ bí hơi không có chỗ thông gió, khiến trẻ thấy ngột ngạt, khó chịu và thường toát mồ hôi. Để khắc phục bạn chỉ cần thông thoáng chỗ trẻ ngủ. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ, nên mẹ không cần quá lo lắng
Mồ hôi trộm do bệnh lý
Nếu con bạn đang có triệu chứng mắc bệnh còi xương hoặc lao sơ nhiễm, bên cạnh đó quá trình tiết mồ hôi trộm diễn ra liên tục và quá nhiều. Thì có thể cháu đang mắc phải bệnh lí rất nguy hiểm. biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết, đồng thời kèm những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm). Do đổ mồ hôi trộm bệnh lí là một căn bệnh ảnh hưởng cao đến sức khỏe của bé nên các bậc phụ huynh nên lưu ý và tìm hướng khắc phục bệnh nhanh chóng, tránh để bệnh phát triển, kéo dài.
Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng. Đây là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi… Nếu hiện tượng đó kéo dài, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Do vậy, nếu trẻ ra mồ hôi quá nhiều không biết rõ nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý cha mẹ cần đưa bé đi khám để chữa trị kịp thời.
Phòng ngừa và chữa trị mồ hôi trộm
- Bổ sung đầy đủ vitamin D
- Vệ sinh trẻ sạch sẽ, gọn gàng: cố gắng giữ cho bé luôn trông thoáng mát và sạch sẽ bên cạnh đó tạo một không gian chơi đùa, ăn , ngủ rộng rãi, thông thoáng.
- Khi bé đang tiết mồ hôi , đừng vội đưa bé đi tắm mà nên dùng khăn mềm lau mồ hôi, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng.
- Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lí với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Ý kiến của bạn