Bệnh tưa miệng hay gặp nhất ở trẻ còn bú, nhất là ở trẻ đẻ non, đẻ yếu và ở trẻ bị bệnh mạn tính làm giảm sức đề kháng. Nguyên nhân do một loại viêm miệng do nấm Candida albicans phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát ở niêm mạc miệng
Dấu hiệu và triệu chứng
Biểu hiện bệnh thường thấy là những chấm trắng, dần lan rộng thành những mảng trắng ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi đôi khi cả vòm miệng, lợi và amiđan. Những màng này bám khá chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau làm cho trẻ khó nuốt và khó chịu, có thể đau và chảy máu khi bị cọ xát. Trẻ đau miệng, chán ăn và bỏ bú. Nếu tưa dai dẳng có thể lan xuống thực quản, ruột, vào máu. Cần phải sớm phát hiện và điều trị tưa cho trẻ.
Triệu chứng ở trẻ dưới 1 tuổi và ở phụ nữ nuôi con bú
Triệu chứng ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh thường xuất hiện trong vài tuần đầu, ngoài những đám tổn thương màu trắng rải rác trong miệng, trẻ có thể khó bú và quấy khóc. Trẻ cũng có thể làm lây bệnh sang mẹ trong khi bú. Phụ nữ cho con bú bị nhiễm Candida có thể có những triệu chứng sau:
• Núm vú đỏ hoặc nhạy cảm bất thường
• Da ở quầng vú căng và đỏ rực
• Đau núm vú
• Cảm giác đau ở sâu khi cho con bú.
Nguyên nhân
Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu không kiểm soát được sự phát triển của nấm trên cơ thể. Hệ miễn dịch có thể bị suy yếu do bệnh hoặc do các thuốc như prednisone. Hoặc do kháng sinh phá vỡ sự cần bằng tự nhiên của vi sinh vật trên cơ thể.
Mầm bệnh cũng có thể đến từ đầu vú cao su, dụng cụ pha sữa. Trẻ bú xong không được vệ sinh miệng tốt, cặn sữa ứ đọng lâu ngày cũng lên men, tạo điều kiện cho nấm Candida albicans phát triển, gây tưa lưỡi.
Phòng bệnh
• Ăn thêm sữa chua hoặc uống viên nang acidophilus khi phải dùng kháng sinh.
• Điều trị ngay bệnh nấm âm đạo sau khi mang thai hoặc sinh đẻ.
• Đi khám răng thường xuyên 6 – 12 tháng một lần.
• Hạn chế đường và những thực phẩm có chứa nấm men, gồm bánh mì, bia và rượu vang. Những thực phẩm này có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển của nấm Candida.
• Rửa, xả, và khử trùng các đồ chơi nào đã đụng vào miệng của một đứa trẻ trước khi một đứa trẻ khác dùng đến.
• Đun sôi các chai lọ, núm vú bình, và núm vú ngậm của đứa trẻ bị bệnh tưa miệng. Các núm vú bình và núm vú ngậm có thể cần phải được vứt đi nếu bệnh tưa miệng không khỏi hẳn khi được điều trị hoặc nếu bệnh tái diễn.
…………………………………………………………………………..
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y LANG TÒNG TRỊ BỆNH TƯA MIỆNG
Với bài thuốc gia truyền chữa khỏi tưa miệng 5 – 7 ngày
Ý kiến của bạn