9 Lỗi sai điển hình của cha mẹ khiến bé lười ăn

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý như trẻ bị ốm, nhiễm ký sinh trùng như giun, sán, sức đề kháng kém,  rối loạn tiêu hóa dẫn đến biếng ăn, rất nhiều trường hợp bé lười ăn do cha mẹ thiếu kinh nghiệm chăm sóc, có những sai lầm trong chế độ ăn uống, chăm sóc trẻ, khiến trẻ chịu áp lực tâm lý hoặc hình thành các thói quen xấu.

Dưới đây là các lỗi sai cơ bản cha mẹ mắc phải:

  1. Biếng ăn do ép trẻ ăn

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ lười ăn, thường gặp ở các gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều. Đút, ép trẻ ăn sẽ khiến trẻ không được biết mình ăn gì, không có thời gian nếm, mất đi niềm vui trong ăn uống. Do đó, mẹ đừng cố đút thức ăn vào miệng con. Hãy đưa thìa thức ăn đến gần miệng trẻ, để con được quan sát món ăn và chờ đợi bé tự há miệng thưởng thức. Cách cho ăn với khác biệt nhỏ này sẽ mang lại hiệu quả lớn.

ep-tre-an-luoi-an

Bên cạnh đó tránh các thói quen xấu sau khi cho trẻ ăn:

  • Đánh mắng
  • Bóp mồm, bóp mũi trẻ
  • Không khí bữa ăn căng thẳng
  • Cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa.
  1. Sai lầm trong chế biến thức ăn cho trẻ:

    Dưới đây là một số sai lầm khi chế biến thức ăn cho trẻ

  • Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn xác, lâu ngày dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng.
  • Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn kéo dài đến 2 – 3 tuổi.
  • Pha bột vào sữa, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương… đều làm trẻ khó tiêu hóa; pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm.
  • Cai sữa đột ngột hoặc quá chậm, cho trẻ ăn quá nhiều khiến trẻ không tiêu hoá hết thức ăn.
  • Cách chế biến thức ăn không hợp với khẩu vị của trẻ, bắt trẻ ăn một loại thức ăn trong nhiều ngày.
  • Trình bày món ăn nhàm chán không kích thích vị giác, thị giác của trẻ.
che-bien-thuc-an-dep-mat

Chế biến món ăn hấp dẫn, đẹp mắt cũng là 1 cách kích thích vị giác của trẻ.

  1. Thói quen chỉ cho trẻ ăn những món yêu thích

Điều này sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ lười ăn, gây ra thiếu chất và là nguyên nhân lớn nhất sau này bé lười ăn

  1. Cho trẻ ăn vặt

Đồ ăn vặt được rất nhiều trẻ yêu thích như: khoai tây chiên, snack, xúc xích… có chứa rất nhiều phụ gia và còn có nguy cơ thực phẩm không an toàn, sẽ làm giảm hệ miễn dịch của trẻ và tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ ăn quá nhiều, khiến đến bữa ăn trẻ không muốn ăn cơm và thức ăn nữa, lâu dần trở thành thói quen khiến trẻ vô cùng biếng ăn và chậm tăng cân hơn rất nhiều  

      5. Cho trẻ ăn tùy hứng

Bé có thể ăn bất kỳ lúc nào là một thói quen không tốt. Bé không phân biệt rõ được cảm giác no, đói mà bé chỉ ăn khi thấy thích. Điều này làm cho mỗi bữa trẻ ăn không nhiều và cũng không thực sự thấy ngon. 

  1. Khi con không chịu ăn, “đánh đổi” bằng một món ăn khác

Nếu bé từ chối một loại thức ăn và kiên quyết không ăn, đừng “treo thưởng” cho con bằng một món ăn khác. Cách “đổi chác” như vậy sẽ khiến bé hiểu rằng từ chối không ăn sẽ được “thưởng” bằng một món ăn yêu thích.

  1. Kéo dài bữa ăn đến cả tiếng đồng hồ

    keo-dai-bua-an

    Thời gian bữa ăn càng kéo dài lâu dần sẽ làm cho trẻ biếng ăn hơn.

Nếu ép trẻ ngồi lâu hơn 20-30 phút, bé sẽ nhanh chóng mất kiên nhẫn, cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Khi đó, việc ăn uống của con không còn hiệu quả.

Dù trẻ đã ăn xong hay là chưa, mẹ cũng nên cất thức ăn khỏi tầm mắt bé. Cách làm này vừa không làm trẻ mệt mỏi, đồng thời dạy bé hiểu được rằng, nếu con không ăn nhanh, con sẽ không được ăn tiếp. Thời gian bữa ăn càng kéo dài lâu dần sẽ làm cho trẻ biếng ăn hơn. Hành vi cũng sẽ khó thay đổi hơn khi bé lớn hơn. Lúc này bé trở nên ương bướng, thậm chí biểu lộ cảm xúc khó chịu khi ăn

  1. Không cho trẻ ăn cùng gia đình

Mọi thói quen ăn uống sinh hoạt những năm tháng đầu đời của trẻ nhỏ phần lớn được “sao chép” lại từ người lớn. Chính vì thế, lý do khiến trẻ lười ăn bắt nguồn đơn giản từ việc không được thường xuyên ăn uống cùng bố mẹ hoặc chính bố mẹ là người kén chọn trong ăn uống. Muốn trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ phải đi từ nguyên nhân của nó.

tre-an-cung-gia-dinh

Hãy dành thời gian nhiều nhất có thể để ăn cùng con. Lựa chọn những món mà cả gia đình cùng thích để cho bé tập ăn dần.

  1. Trẻ không được tập ăn trên ghế ngay từ nhỏ (bắt đầu ăn dặm)

Trẻ Việt Nam thường được mẹ bế đi lòng vòng khắp nơi mới chịu ăn. Lớn hơn một chút, khi bé có thể nhận biết xung quanh, trẻ đòi hỏi đi nhiều hơn, Điều này làm cho trẻ từng bước xây dựng hành vi chơi và ăn song song. Mà tính trẻ con vốn ham chơi, nên lâu dần hình thành chơi là chính. Do đó, càng sớm càng tốt (nghiên cứu cho thấy bé sau 1 tuổi là khó tập ngồi yên) tập cho trẻ ăn ngồi trên ghế ăn của bé, và không giới thiệu bất kì đồ chơi, hay cái gì lạ để dụ dỗ. Cho bé ngồi xa tivi, các vật dụng gây hứng thú hơn việc ăn. Thời gian đầu có thể khó khăn, nhưng nếu bé làm quen được cách ăn không đồ chơi thì sẽ chịu ăn ngoan và giảm thời gian ăn.

Ý kiến của bạn

Phản hồi của người bệnh

Sau khi uống thuốc của bác, con cháu có triển biến rõ rệt, mất khoảng 3, 4 đợt dùng thuốc thì gần như không còn hiện tượng lên cơn hen nữa. Sau khoảng 6 tháng thì bệnh tình con cháu đã giảm gần hết - THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN - 

THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN

Hà Thế Thiện

Phú Thọ

Năm 2013 tôi phát hiện bị bệnh viêm tụy, đã uống thuốc tây nhưng không đỡ. Tháng 8 tôi về nước đến trực tiếp nhà thuốc LANG TÒNG lấy thuốc. Sau thời gian ngắn, bệnh viêm tụy của tôi thuyên giảm, cơ thể dần khỏe mạnh, không còn những cơn đau khủng khiếp hành hạ. THƯ CẢM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH VIÊM TỤY

Thư cám ơn chữa khỏi bệnh viêm tụy

Phạm Minh Huệ

Nước CH – BA LAN

Năm 1993 tôi đã nghe mọi ngợi nói về Cụ Lang Tòng,  tôi sang nhà cụ cắt có 3 thang thuốc, uống được 7 ngày sau thì cháu đứng dậy đi men được 2 bước, đến tuần thứ hai thì cháu biết đi hẳn. THƯ CẢM ƠN CHƯA KHỎI BỆNH SUY DINH DƯỠNG

Cảm ơn của Bà Đỗ Thị Thuỷ có con mắc Bệnh suy dinh dưỡng

Đỗ Thị thủy

Phú Thọ

Chứng nhận giải thưởng

Đông Y Lang Tòng
Giải nhà thuốc gia truyền Đông Y Lang Tòng
Đĩa vàng sáng tạo – Đông y Lang Tòng
Tôn vinh lương y tiêu biểu