Mồ hôi trộm là gì?
Mồ hôi trộm là cách gọi dân gian khi trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm thường ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay, bàn chân. Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục sẽ làm cơ thể trẻ suy kiệt.
Triệu chứng Mồ hôi trộm
- Mồ hôi trộm xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, lưng, gáy, hõm nách, trong khi những vị trí khác như bụng, cánh tay, đùi không hề có.
- Trẻ đổ mồ hôi trộm xuất hiện ngay cả khi thời tiết lanh, mặc quần áo thoáng mát.
- Trẻ ra mồ hôi trộm thường quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi, khó ngủ, hay giật mình
- Rụng tóc vùng gáy (vành khăn)
Trị bệnh ra mồ hôi trộm
Bổ sung vitamin D: là nước nhiệt đới, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Cho bé tắm nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (trước 9h sáng).
Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày). Cho trẻ uống đủ nước. Nên cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam… Hạn chế các thức ăn sinh nhiệt, cay nóng.
Phòng bệnh mồ hôi trộm
- Tuyến mồ hôi do hệ thần kinh phó giao cảm chi phối. Vì một số nguyên nhân nào đó, như nóng, căng thẳng, stress… thần kinh phó giao cảm bị kích thích làm tăng tiết mồ hôi. Do vậy, phòng của trẻ phải thông thoáng, sạch sẽ. Luôn tạo cho trẻ môi trường phát triển tốt nhất.
- Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi. Cha mẹ cần kiểm tra xem, có phải do phòng quá nóng, nhiệt độ môi trường cao, hoặc có thể mùa đông, mẹ sợ bé lạnh, nên quấn quá nhiều tã lót, quần áo.
- Ra mồ hôi trộm còn là do trẻ đang thiếu thiếu vitamin D. Bổ sung vitamin D bằng việc cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, và ăn uống khoa học.
Tính chất nguy hiểm của bệnh mồ hôi trộm
Ra mồ hôi trộm khi ngủ không chỉ đơn giản ảnh hưởng tới giấc ngủ sâu của trẻ, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Khi trẻ ra mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm, mồ hôi sẽ thấm ngược trở vào quần áo và cơ thể bé, bé dễ bị cảm lạnh, viêm phổi, lâu dài khiên bé ốm đau, gầy yếu…
Ý kiến của bạn