Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc phế quản của trẻ. Viêm phế quản cấp tính hay xảy ra trong mùa lạnh thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho sổ mũi , cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị dứt điểm, virút có thể lây lan tới hai cuống phổi, làm khí quản sưng phồng, tấy đỏ ,tiết dịch nhầy trong phổi , gây kích thích trẻ sẽ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch. Viêm phế quản cấp tính thường kéo dài khoảng 2 tuần.
Nguyên nhân và các yếu tố Nguy cơ gây Viêm phế quản cấp ?
- Nhiễm trùng: Nguyên nhân nhiều nhất gây ra viêm phế quản cấp tính là vi rút, sau đó tới vi khuẩn.
- Ô nhiếm không khí: Trẻ mắc bệnh khi hít thở không khí có hóa chất, bụi bẩn, ô nhiễm.
- Khói thuốc lá: Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ.
- Bệnh lý:Trẻ có nguy cơ mắc viêm phế quản cấp tính cao hơn nếu đồng thời mắc các bệnh: hen phế quản, viêm amidan, dị ứng hoặc bệnh tim.
- Sinh non:Trẻ sinh non cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao .
Dấu hiệu và triệu chứng của Viêm phế quản cấp?
- Trẻ bị ho liên tục, có thể kéo dài đến một tháng, ho khan, hoặc ho có đờm. Đờm có màu xanh, vàng, hoặc trắng, có thể có vệt máu đỏ. Trẻ có thể bị đau ngực khi ho hoặc khi hít thở sâu.
- Trẻ bị sốt, đau nhức cơ thể và ớn lạnh
- Đau họng , chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
- Thở khò khè.
- Mệt mỏi.
Điều trị viêm phế quản cấp như thế nào?
- Thuốc ho: Uống thuốc giúp giảm ho, long đờm, bé dễ ho & thở dễ dàng hơn.
- Thuốc hạ sốt:hỏi bác sỹ về liều lượng dùng cho trẻ.
- Ống hít: bác sỹ có thể đơn gồm ống hít để giúp trẻ thở dễ dàng hơn và ho ít hơn.
Chăm sóc trẻ như thế nào?
- Tránh xa khói thuốc lá:Người nhà không nên hút thuốc hoặc cho phép người khác hút thuốc gần trẻ.
- Bù nước cho trẻ:Trẻ vị viêm phế quản cấp cần bổ sung nhiều nước.
- Sử dụng máy làm ẩm không khí: tăng độ ẩm không khí trong nhà của bạn, giúp bé dễ thở và giảm ho
Biến chứng của bệnh viêm phế quản
Viêm phế có thể dẫn tới viêm phổi. Trẻ có sức đề kháng kém, đang mắc các bệnh khác, nguy cơ mắc bệnh lại càng cao.
Khi nào đưa trẻ đi khám?
Đưa trẻ đi khám hoặc gọi điện cho bác sĩ nếu trẻ có các dấu hiệu sau:
- Sốt.
- Ho không thuyên giảm.
- Đau, sưng khớp.
- Phát ban hoặc bị ngứa.
- Các triệu chứng ngày một nặng.
Gọi cấp cứu trong trường hợp nào
- Trẻ thở khò khè, mỗi lúc một nặng.
- Dấu hiệu khó thở
- Đau đầu, cứng cổ, kèm sốt.
- Môi và móng của trẻ chuyển màu xám, xanh.
- Chóng mặt, ngất xỉu.
- Dấu hiệu mất nước:Khóc không ra nước mắt.
- Miệng khô, môi nứt nẻ
- Đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu hơn bình thường
Ý kiến của bạn