Phòng Bệnh Hậu Sản

Việc sinh em bé đối với phụ nữ là niềm hạnh phúc lớn lao. Thế nhưng, cùng với niềm vui được làm mẹ, họ cũng đối mặt với nguy cơ mắc bệnh hậu sản như viêm nhiễm sau sinh, trầm cảm,….

Phòng và ngăn ngừa các chứng bệnh sản hậu là rất cần thiết. Khi sinh xong thường cơ thể của sản phụ rất mệt mỏi, yếu, lỗ chân lỗ thường giãn ra, các cơ quan trong cơ thể phải đào thải những chất cặn bã khi mang thai và phục hồi lại chức năng cho bà mẹ.

phong-benh-hau-san

Theo dõi tình trạng sức khỏe của các bà mẹ tối thiếu 3 ngày sau sinh về

+ Theo dõi huyết áp, dấu hiệu của choáng,  để phòng và cấp cứu kịp thời băng huyết, sản giật.

+ Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, vận động và đi lại ngay khi có thể, theo dõi số lượng nước tiểu, lần đi đại tiện để hạn chế liệt ruột và bàng quang.

+ Theo dõi, sự co của tử cung, màu, số lượng, mùi của sản dịch. Ngoài ra theo dõi sắc mặt, màu lưỡi, thể chất và tinh thần sản phụ. Để phát hiện sớm đờ tử cung, sót rau, viêm nhiễm trùng sản hậu. Đặc biệt, sản phụ nên phòng nhiễm khuẩn hậu sản chủ động bằng cách vệ sinh âm hộ tối thiểu 3 lần/ngày với dung dịch vệ sinh chuyên dùng. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.

Sinh hoạt đúng cách

Mặc quần áo dài, đi tất, không dùng quạt điện trực tiếp, nằm trong phòng kín không có gió lùa, không ra ngoài trời khi có gió lạnh, nên sử dụng nước ấm để tắm, rửa… Nếu không rất dễ bị hàn tà (khí lạnh) xâm nhập vào cơ thể sẽ gây một số chứng bệnh như: ớn lạnh, ù tai, chóng mặt, lạnh chân, các chứng đau như: đau đầu, đau gót chân, đau lưng, đau chân, đau khớp, chuột rút ở chân…

Ăn uống đúng cách

Không nên kiêng cữ quá nhiều, chỉ cần hạn chế hoặc không nên ăn các thức ăn có tính hàn như: các đồ sống lạnh (các loại gỏi sống, nước lạnh), các thức ăn quá chua, muối chua, các đồ chiên quá nhiều mỡ; các thức ăn có độc: măng, củ mì (củ sắn)… có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa và hấp thu của tỳ, vị của sản phụ. Thậm chí gây rối loạn tiêu hóa cấp tính, gây táo bón, trĩ, nứt hậu môn, mót rặn sau này. Nên dùng những thức có tính ôn ấm, giàu dinh dưỡng, bổ huyết, hoạt huyết như thịt nạc, thịt gà, trứng gà, thịt bò, sữa, rau ngót… Cần ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng lượng protid, vitamin và khoáng chất.

Tạo tinh thần thoải

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những  phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu. Các bà mẹ cần nghỉ ngơi nhiều bởi vì sự mệt mỏi sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tránh thức khuya và hãy nhờ chồng, người thân cùng chăm sóc con cái cũng như các công việc trong gia đình. Đừng quên ăn uống đầy đủ vì nếu hạ đường huyết cũng sẽ làm cho bệnh nặng nề hơn.

Ý kiến của bạn

Phản hồi của người bệnh

Sau khi uống thuốc của bác, con cháu có triển biến rõ rệt, mất khoảng 3, 4 đợt dùng thuốc thì gần như không còn hiện tượng lên cơn hen nữa. Sau khoảng 6 tháng thì bệnh tình con cháu đã giảm gần hết - THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN - 

THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN

Hà Thế Thiện

Phú Thọ

Năm 2013 tôi phát hiện bị bệnh viêm tụy, đã uống thuốc tây nhưng không đỡ. Tháng 8 tôi về nước đến trực tiếp nhà thuốc LANG TÒNG lấy thuốc. Sau thời gian ngắn, bệnh viêm tụy của tôi thuyên giảm, cơ thể dần khỏe mạnh, không còn những cơn đau khủng khiếp hành hạ. THƯ CẢM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH VIÊM TỤY

Thư cám ơn chữa khỏi bệnh viêm tụy

Phạm Minh Huệ

Nước CH – BA LAN

Năm 1993 tôi đã nghe mọi ngợi nói về Cụ Lang Tòng,  tôi sang nhà cụ cắt có 3 thang thuốc, uống được 7 ngày sau thì cháu đứng dậy đi men được 2 bước, đến tuần thứ hai thì cháu biết đi hẳn. THƯ CẢM ƠN CHƯA KHỎI BỆNH SUY DINH DƯỠNG

Cảm ơn của Bà Đỗ Thị Thuỷ có con mắc Bệnh suy dinh dưỡng

Đỗ Thị thủy

Phú Thọ

Chứng nhận giải thưởng

Đông Y Lang Tòng
Giải nhà thuốc gia truyền Đông Y Lang Tòng
Đĩa vàng sáng tạo – Đông y Lang Tòng
Tôn vinh lương y tiêu biểu