Các chuyên gia khuyên rằng có một số triệu chứng mà trong suốt quá trình mang thai, thai phụ đừng bao giờ xem thường. Hãy chú ý đến sức khỏe và đi khám thai ngay khi có các dậu hiệu động thai sau:
Buồn nôn, nôn ói quá nhiều
Đó là dấu hiệu bình thường nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ói một chút trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nó sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn bị nôn ói quá nhiều. Khi buồn nôn và nôn ói quá nhiều có thể khiến mẹ bầu giảm cân nhanh chóng, chóng mặt, mất nước và mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Họ cũng đang có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, và tình trạng thiếu dinh dưỡng hay mất nước có thể gây ra những biến chứng như sinh non hay dị tật thai nhi.
Khi bị nôn ói quá nhiều, mẹ bầu nên nhập viện để điều trị tình trạng mất nước và kiểm soát các cơn buồn nôn.
Hoa mắt, chóng mặt
Hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu thường gặp trong 3 tháng đầu mang thai do chứng ốm nghén nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Trong trường hợp bạn thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, đó là dấu hiệu cần cẩn trọng.
Đau bụng, chuột rút
Đau bụng âm ỉ trong một vài thời điểm là hiện tượng bình thường khi mang thai. Nhưng nếu bụng đau đột ngột và co cứng thì bạn cần hết sức cẩn thận. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đau bụng dữ dội đi kèm với chảy máu âm đạo là triệu chứng cảnh báo nguy cơ sảy thai và chửa ngoài tử cung.
Đau đầu dữ dội
Nếu bạn thấy đầu mình đau nhẹ trong những tháng đầu mang bầu, hoặc oặc bạn vẫn có những cơn đau nửa đầu thì hiện tượng này không có gì đáng lo. Bàn chân và mắt cá chân mẹ bầu bị sưng vì phù nề, giữ nước cũng vẫn là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên đau đầu triền miên, ăn không ngon, ngủ không yên. Đồng thời bàn tay, mặt của bạn cũng sưng húp lên thì có thể bạn mang dấu hiệu của chứng tiền sản giật (hiện tượng xảy ra khi mang thai do huyết áp quá cao).
Đặc biệt khi bạn nhận thấy có dấu hiệu tầm nhìn của bạn đột nhiên trở nên mờ, thị lực bị giảm đi kèm, cũng cần nên đi khám
Xuất huyết
Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu thấy thấy âm đạo bài tiết ra một lượng máu nhỏ, bạn nên nhanh chóng đi siêu âm tại cơ sở y tế để kiểm tra xem thai có nằm ngoài tử cung hay không. Với những phụ nữ có tiền sử viêm ống dẫn trứng, khả năng chửa ngoài tử cung có xác suất cao hơn nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo.
Bên cạnh đó, chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai. Mọi hiện tượng xuất huyết trong quá trình mang thai đều không được phép xem nhẹ. Nếu thai phụ bắt đầu bị chảy máu, đừng bao giờ chần chừ mà phải lập tức gọi bác sĩ hoặc phải được cấp cứu.
Tăng cân quá nhanh
Theo các chuyên gia khoa sản, chị em bầu nên tăng cân chậm và ổn định. Nếu tăng cân quá nhanh có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. Mẹ cần đặc biệt chú ý.
Đau buốt khi đi tiểu
Khi đi tiểu bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở lên nghiêm trọng và gây sinh non.
Nếu đó là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời để tránh rủi ro cho thai kỳ. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế nguy cơ bị đau buốt khi đi tiểu.
Sốt cao
Sốt cao hơn 38 độ C là dấu hiệu nghiêm trọng khi mang bầu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng – ảnh hưởng xấu đến em bé.
Khi thấy sốt cao bạn cần nhập viện hoặc gọi điện cho bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Hãy nói với bác sĩ tất cả những triệu chứng bạn đang gặp phải như cúm, phát ban, đau khớp… để bác sĩ dễ dàng kết luận bệnh.
Mức độ cử động của thai nhi giảm sút rõ rệt
Nhưng làm sao bạn có thể phát hiện ra điều đó? Có một số cách giúp bạn xác định được em bé đang gặp một số vấn đề trong bụng mẹ. Đầu tiên, bạn uống một chút nước lạnh, hay ăn gì đó. Và nằm nghiêng để kiểm tra xem em bé có đang cử động không.
Thai phụ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt trong trường hợp này. Các bác sĩ có các thiết bị kiểm tra chuyên biệt để xác định xem em bé có đang cử động và phát triển bình thường hay không.
Huyết áp cao
Huyết áp cao là dấu hiệu sớm của bệnh nhiễm độc huyết hoặc tiền sản giật. Triệu chứng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ với các biểu hiện như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu, đau dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị duy nhất là cho sinh sớm. Phương pháp này không gây nhiều khó khăn khi thai nhi đã được gần 37 tuần tuổi nhưng nếu thai nhi còn quá non, các bác sĩ thường phải điều trị bằng cách cho bệnh nhân nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm huyết áp – loại thuốc này không hề tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Gặp các triệu chứng trên, mẹ bầu nên lập tức đi kham để có phương pháp điều trị kịp thời.
Ý kiến của bạn