Trước hết Thế nào là trẻ còi xương suy dinh dưỡng ?
Trẻ còi xương suy dinh dưỡng có những biểu hiện như : chậm tăng cân, hoặc sút cân, gầy ốm, xanh xao, da nhăn nheo, biếng ăn, ăn ít, môi xanh, bụng to dần (bụng cóc). Trẻ hay buồn bực, quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn), kém linh hoạt, hệ xương mềm và yếu, ít vận động.
Trước đây còi xương suy dinh dưỡng thường mặc định do chế độ ăn uống thiếu thốn, chưa đúng. Nhưng hiện nay điều kiện sống, chất lượng bữa ăn được cải thiện, hiểu biết của phụ huynh tăng rõ theo từng năm, mà số lượng trẻ còi xương suy dinh dưỡng vẫn không sụt giảm đáng kể
Loạn khuẩn đường ruột là gì ?
Trong hệ tiêu hoá vi khuẩn được chia làm 2 loại là vi khuẩn có lợi cho và vi khuẩn có hại. Bình thường các loại vi khuẩn này luôn ở thế cân bằng, trẻ sẽ có đường ruột khoẻ mạnh, tiêu hoá hấp thu tốt. Nhưng vì một lý do nào đó như trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, dùng thuốc kéo dài, đặc biệt là dùng kháng sinh, khi thay đổi thời tiết… có thể gây nên rối loạn hệ vi khuẩn chí gọi là loạn khuẩn đường ruột.
Chữa bệnh Loạn khuẩn đường ruột không triệt để dẫn đến Còi xương Suy dinh dưỡng
Loạn khuẩn đường ruột liên quan như thế nào đến còi xương suy dinh dưỡng
Tình trạng loạn khuẩn ruột ngày càng gia tăng ở trẻ em ( do trẻ ăn uống chưa khoa học, thiếu vệ sinh hay lạm dụng thuốc kháng sinh) dẫn tới mất cân bằng giữa hệ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Hậu quả là trẻ bị tiêu chảy, gầy yếu, giảm miễn dịch, giảm hấp thu dinh dưỡng gây còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao…
Nhận biết sớm Loạn khuẩn đường ruột
Các biểu hiện sớm của loạn khuẩn như rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến tình trạnh rối loạn dinh dưỡng nghiêm trọng, có dấu hiệu ỉa chảy kéo dài, phân lỏng, có bọt, xuất hiện hội chứng lỵ do tụ cầu khuẩn.
Theo các chuyên gia y tế, nếu chứng loạn khuẩn không được điều trị sớm, có thể dẫn đến hiện tượng mất nước, rối loạn điện giải, duy dinh dưỡng, suy kiệt… Điều này càng khiến các bậc phụ huynh lo lắng cho tình trạng của con mình.
Chế độ chăm sóc trẻ bị Loạn khuẩn đường ruột
Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn, vì vậy ngoài việc cho trẻ uống chế phẩm vi sinh thì cần có một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dưỡng chất. Nên cho trẻ ăn những thực phẩm tươi, dễ tiêu hoá như: thịt nạc, sữa chua, sữa đậu nành, bí đỏ, cà rốt, chuối tiêu… Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn khó tiêu như ngô, đỗ nguyên hạt… , hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt. Đặc biệt phải giữ vệ sinh ăn uống và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, các phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn hợp lý và đúng giờ cho con, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, hạn chế những thức ăn nhiều chất béo, chất đạm. Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh đường ruột, không nên dùng kháng sinh quá 5 – 7 ngày và cần theo chỉ định của bác sĩ nếu bắt buộc phải sử dụng đến những loại kháng sinh này.
Ý kiến của bạn