Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh còi xương, một căn bệnh hay gặp ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về xương của trẻ, là sự thiếu hụt vitamin D và canxi. Rất may mắn, những khoáng chất thiết yếu này có thể dễ dàng được tìm thấy trong ánh nắng mặt trời và thức ăn. Điều này giúp cho chứng còi xương hoàn toàn phòng tránh được.
Dưới đây là một vài cách chúng tôi gợi ý để bạn có thể đảm bào rằng con bạn sẽ không mắc phải chứng bệnh này.
Với mẹ:
Nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể có thể do được cung cấp từ sữa mẹ, sữa bò, dầu cá, thức ăn hoặc từ rau quả và đặc biệt là từ ánh nắng mặt trời. Vitamin D cần thiết cho cơ thể chủ yếu là do tác động của ánh sáng mặt trời dưới tia cực tím. Vì vậy, khi người mẹ đang mang thai và trong thời kỳ cho con bú cần được tắm nắng, tức là người mẹ nên ra khỏi nhà ngày vài lần lúc sáng sớm khi mặt trời vừa mọc và lúc chiều tối khi mặt trời đã hết chói chang (khoảng từ 4 – 5giờ chiều).
Mẹ uống ở quý cuối cùng của thời kỳ thai nghén nên bổ sung vitamin D 1000 đến 1200UI/ngày hoặc một lần duy nhất 100.000 -200.000UI từ tháng thứ bảy, nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
Với bé:
Chế độ ăn uống: nếu trẻ còn nhỏ thì tốt nhất là bú mẹ. Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục uống sữa công thức tối thiểu 300ml/ngày, ăn tăng các loại đạm từ tôm cua cá trong bữa bột cháo hàng ngày. Tránh ăn dặm bột quá sớm khi trẻ mới 3, 4 tháng tuổi rất dễ gây còi xương.Từ 5-6 tháng tuổi, trẻ cần được ăn bổ sung. Bữa ăn của trẻ cần có đủ thành phần theo “ô vuông dinh dưỡng”, chế biến thực phẩm phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt chú ý bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin D và canxi.
_Vitamin D có nhiều trong: dầu cá, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng, sữa.
_ Calci có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua,.. . Trong rau, các loại hạt đậu đỗ, quả hạch như hạnh nhân, hạt điều, hạt lạc; thủy hải sản cũng chứa nhiều calci nhưng sự hấp thu calci từ thực vật kém hơn calci có trong sữa.
Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ, nhưng sữa mẹ lại có ít vitamin D. Do vậy, để đề phòng còi xương ở trẻ bú mẹ hoàn toàn cần phải thường xuyên cho trẻ tắm nắng và bổ sung vitamin D vào chế độ ăn.
Tắm nắng,hằng ngày cần cho trẻ tắm nắng 15-30 phút trước 9 giờ sáng, tốt nhất là vào buổi sáng sớm, để lộ từng phần cơ thể và cho tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp. Tăng thời gian tắm nắng nếu trời nhiều mây. Một lượng lớn vitamin D được tổng hợp trong quá trình tắm nắng có tác dụng dự phòng bệnh còi xương rất hữu hiệu.
Phòng bệnh đặc biệt bằng vitamin D: 400UI/ngày (đặc biệt cần với trẻ đẻ nhẹ cân thiếu tháng: vì giai đoạn 6 tuần trước sinh, bào thai được cung cấp tới 1/2 lượng canxi dự trữ của cả quá trình phát triển thai. Những trẻ này cần được bổ sung vitamin D ngay từ khi mới sinh cho tới khi trẻ đạt đến 2kg, hoặc bổ sung liên tục trong 6 tháng đầu, cùng với bú mẹ
Bên cạnh đó để đảm bảo cho quá trình khoáng hoá xương tốt, bên cạnh bổ sung vitamin D cần bổ sung kèm theo Calci và phosphor đặc biệt ở trẻ nhẹ cân theo khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 với liều bổ sung calcium 2 mmol/kg thể trọng/ngày và phosphorus 0,5 mmol/kg thể trọng/ngày.
Tất cả các bậc phụ huynh điều muốn con mình phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Nhưng đôi khi chăm sóc không đúng cách lại mang đến hậu quả nghiêm trọng. Có câu nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” , quả thực vậy, sẽ là tốt nhất nếu các bậc phụ huynh chú ý quan tâm con từ sớm, thậm chí từ khi còn mang thai và áp dụng những biện pháp phòng tránh hiệu quả trên để bé lớn khỏe mạnh, không bị còi xương.
Ý kiến của bạn