Dinh dưỡng trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng bởi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu cần được bổ sung dinh dưỡng, vitamin,… Tuy nhiên, có một số thực phẩm bà bầu tuyệt đối không nên ăn hoặc phải thận trọng khi ăn vì nó không những không tốt cho sức khỏe bà bầu mà còn có thể gây hiện tượng sảy thai khi ăn quá nhiều. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm các bà mẹ mang thai cần lưu ý:
Thực phẩm ăn sống
Mẹ bầu cần kiêng đồ sống trong thời kỳ mang thai. Những thực phẩm sống chứa nhiều vi khuẩn như E.coli, listeria, campylobactor, salmonella gây nguy cơ sảy thai, sinh non, thai lưu.
Cần đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm đã được nấu chín, chế biến kỹ để loại trừ các vi khuẩn nguy hiểm. Ngoài ra sữa tươi nếu chưa được qua khâu tiệt trùng thì không nên uống vì có thể trong sữa có chứa khuẩn listeria có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Cà phê, trà, rượu
Tránh sử dụng cà phê, trà và rượu trong suốt thai kỳ giúp phụ nữ ngăn ngừa các biến chứng trong thời gian sinh nở và tránh dị tật ở trẻ sơ sinh và tránh nguy cơ sẩy thai.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sự liên quan giữa hút thuốc, sử dụng rượu bia khi mang thai dẫn đến nguy cơ sẩy thai, sinh non, bé nhẹ cân…. Trong quá trình mang thai, tuyệt đối không nên hút thuốc (ngay cả trường hợp hút thuốc thụ động cũng có hại cho thai nhi), không nên uống quá nhiều rượu bia, cà phê
Rau răm
Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.
Quả dứa
Trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn dứa hay uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.
Quả nhãn
Phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.
Mướp đắng (khổ qua)
Trong mướp đắng cũng rất giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan, magiê nên loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng, bởi nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ..
Ý kiến của bạn