Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng như do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, đau ốm, hay thể tạng dị tật.
Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
- Tình trạng gầy ốm. Chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân
- Nếu không được phát hiện kịp thời, trẻ sẽ hết hồng hào, mất vẻ bụ bẫm, lớp mỡ dưới da giảm, bắp thịt nhão teo dần làm cho trẻ chậm phát triển về vận động.
- Thấp còi cũng là dấu hiệu của suy dinh dưỡng dẫn đến tốc độ chậm tăng trưởng của trẻ chậm hơn so bạn đồng lứa..
- Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo, mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
- Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
- Trẻ chậm phát triển vận động.
- Trẻ thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, hay buồn bực, ít vui chơi, kém linh hoạt
- Trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài, biếng ăn, ngủ kém, hay giật mình, khi ngủ vặn vẹo, quẫy đạp không yên, dễ bị kích thích, quấy khóc và hay khóc đêm.
- Ra nhiều mồ hôi khi ăn, khi bú mẹ, nhất là khi ngủ (mồ hôi trộm).
- Dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống.
Biện pháp ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ
- Với bà mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, uống bổ sung thêm viên sắt, canxi… và nhất là không quên tắm nắng.
- Đối với trẻ em, cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi ăn dặm, cần cho bé ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng
- Các bé sau sinh 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút vào lúc mặt trời mọc (nên trước 9 giờ sáng) và ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, bụng, lưng, ngực.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có chứa các loại thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm chính cho trẻ.
Bốn nhóm thực phẩm chính là:
- Trái cây và rau quả – ít nhất là 5 ngày
- Bánh mì, gạo, khoai tây, mì, ngũ cốc và các loại thực phẩm giàu tinh bột khác
- Sữa và các thực phẩm từ sữa – như pho mát và sữa chua
- Thịt, cá, trứng, đậu, các loại hạt, và các thực phẩm có chứa protetin không từ sữa
Ý kiến của bạn