CÒI XƯƠNG VÀ SUY DINH DƯỠNG – CÓ PHẢI LÀ MỘT?
Ở Việt Nam , các bà mẹ thường phàn nàn rằng con bị còi xương suy dinh dưỡng khi thấy con thấp bé nhẹ cân, còi cọc hơn trẻ khác. Sự thật bị còi xương thì chưa chắc bị suy dinh dưỡng và ngược lại. Lấy ví dụ đơn giản có trẻ bụ bẫm ăn ngủ tốt (không suy dinh dưỡng) nhưng vẫn bị bệnh còi xương (còi xương thể bụ bẫm). Mặt khác, nhiều trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng nhưng không hề bị còi xương. Nói một cách ngắn gọn, còi xương và suy dinh dưỡng là hai bệnh hoàn toàn riêng biệt. Sẽ không là thừa nếu các bậc phụ huynh bỏ ra ít phút tìm hiểu và phân biệt hai bệnh trẻ em vô cùng phổ biến này qua những thông tin sau đây.
1. Trẻ còi xương.
Còi xương là môt bệnh trẻ em có chủ yếu do thiếu vitamin D ,Canxi và Phốt pho. Việc thiếu chất này sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, dẫn tới hạ canxi máu, gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương. Bệnh có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phốtpho cao hơn trẻ bình thường.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em là vì các bà mẹ thiếu kiến thức nuôi dưỡng, cho con ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn không đảm bảo chất lượng, cai sữa sớm, trẻ bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính (viêm phế quản mãn, ỉa chảy, lao, sởi…),do thói quen kiêng cữ, nhà cửa chật chội, ít tiếp xúc với ánh nắng, và các yếu tố nguy cơ: trẻ đẻ nhẹ cân, bị các dị tật bẩm sinh, tập quán nuôi dưỡng và chăm sóc sai khoa học, trẻ biếng ăn…
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương
Giai đoạn này thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu bạn thấy bé có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy… thì nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn.Nếu thấy bé mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bé bị còi xương là rất cao. NGoài ra một số dấu hiệu khác là Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón. Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…
Cách chữa bệnh
_Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ) hoặc chiều sau 5 giờ khi nắng đã dịu.
Dưới da có sẵn các tiền vitamin D (7dehydrocholesterol), dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ được hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốt pho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng, qua kính thì không có tác dụng.
_ Bổ xung thêm các vitamin khác, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đặc biệt là dầu, mỡ nhằm tăng khả năng hấp thụ vitamin D. Cung cấp muối Ca 500mg/ngày với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, 1-2 g/ngày với trẻ lớn
_Bổ sung Vitamin D2 (ezgocalciferol), D3 (cholecalciferol): 2000-4000Ui/ngày x 4-6 tuần. sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng. Khi có bệnh cấp tính hoặc có nhiễm khuẩn cấp ( viêm phổi, tiêu chảy) có thể dùng 10.000UI/ngày x 10 ngày. Trong quá trình điều trị cần chú ý phát hiện các dấu hiệu ngộ độc vitamin D.
2. Bệnh Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng. Trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm theo bệnh còi xương hoặc không.
Nguyên nhân
_Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
_Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
_Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
_Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.
Dấu hiệu Trẻ bị suy dinh dưỡng:
_Không lên cân hoặc giảm cân
_Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
_Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
_ Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
_Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.
_Chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân
_Trẻ chậm phát triển vận động.
_Trẻ thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, hay buồn bực,ít vui chơi, kém linh hoạt
_Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.
Cách chữa bệnh
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng mức độ nhẹ và vừa thì có thể điều trị tại nhà bằng cách: điều chỉnh hoặc tăng cường khẩu phần ăn, điều trị các bệnh nhiễm khuẩn (nếu có), tìm nguyên nhân và loại bỏ các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng… theo dõi cân nặng hàng tuần, hàng tháng, tiêm chủng đầy đủ.
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thì cần đến sự điều trị của bác sĩ, thây thuốc.
Ý kiến của bạn