Xơ gan là căn bệnh nguy hiểm. Bệnh diễn tiến chậm qua nhiều năm, tổn thương đặc trưng của xơ gan là một quá trình tổn thương mạn tính. Trong quá trình điều trị cần kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý bên cạnh viêc theo dõi diễn biến bệnh.
Chế độ ăn
- Thành phần thức ăn phải phù hợp: đầy đủ thực phẩm giàu protit như thịt, cá, trứng, sữa… đầy đủ thực phẩm giàu gluxit như ngô, khoai, ngũ cốc…
- Nên dùng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật, những thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa.
- Bổ sung vitamin bằng nước hoa quả ép, trái cây.
- Cần ăn hạn chế muối hoặc ăn nhạt hoàn toàn khi có phù và cổ trướng nhiều.Bởi, lượng muối trong cơ thể nhiều, sẽ gây tích nước trong tế bào, càng làm cho tình trạng phù tăng lên
- Tuyệt đối không uống rượu.
- Đối với người bệnh xơ gan giai đoạn muộn (mất bù) thì cần chú ý là phải hạn chế thực phẩm giàu đạm. Khi bệnh nhân xơ gan bị lơ mơ hay hôn mê, phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn.
Bổ sung rau quả trong chế độ ăn của bệnh nhân xơ gan
Chăm sóc bệnh nhân xơ gan
- Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi khi bệnh tiến triển, không làm các côngviệc nặng.
- Trấn an cho bệnh nhân để bệnh nhân yên tâm điều trị.
- Vệ sinh mũi miệng khi bệnh nhân có chảy máu cam, chảy máu chân răng để đề phòng nhiễm khuẩn và tạo cho người bệnh cảm giác ngon miệng.
- Cần theo dõi cân nặng của người bệnh hàng tuần là cách để kiểm tra xem tình trạng phù và cổ trướng của người bệnh có giảm hay không
Theo dõi diễn biến bệnh
Theo dõi tình trạng tinh thần và thần kinh.
Theo dõi tình trạng nôn và phân của bệnh nhân.
Phát hiện những biểu hiện chán ăn, chậm tiêu để nuôi dưỡng phù hợp.
Quan sát màu sắc của dịch cổ trướng, đo số lượng dịch.
Theo dõi tình trạng xuất huyết.
Theo dõi tình trạng phù, cổ chướng, lượng nước tiểu …
Theo dõi đề phòng hôn mê gan:
Theo dõi sự thay đổi tính tình: bệnh nhân đang vui rồi lại buồn, thờ ơ.
Bệnh nhân có những biểu hiện rối loạn về trí nhớ.
Mất phương hướng về thời gian và không gian, mất khả năng tập trung tư tưởng.
Bàn tay run do rối loạn trương lực cơ.
Theo dõi các yếu tố làm dễ: nhiễm trùng, xuất huyết, rối loạn nước điện giải.
Khi phát hiện ra các dấu hiệu trên người điều dưỡng phải báo cáo ngay với thầy thuốc để có biện pháp xử trí kịp thời.
Ý kiến của bạn