Bệnh sài là cách gọi trong dân gian chỉ những chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bị nhiễm tà khí trong quá trình nuôi dưỡng. Trẻ mắc bệnh sài thường hay quấy khóc, còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Vậy, triệu chứng khi bé bị sài và điều trị ra sao?
Bé mắc chứng sài ăn kém và sau đó dừng hẳn.Bé bị sài đêm ngủ thường ngủ không ngon, bị thức nhiều lần: hay giật mình, giãy nhiều, chân hay đạp lung tung, sốt, mê mệt, quấy khóc vào ban đêm và thậm chí nếu bệnh sài nhiễm phải bị nặng sẽ dẫn tới co giật mê sảng. Bệnh sài có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm sau này như các bệnh liên quan đến thần kinh, bại não, động kinh, trí tuệ không phát triển, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng và rất nhiều chứng bệnh khác.
CÁC CHỨNG SÀI THƯỜNG GẶP và triỆU CHỨNG SÀI
- Sài Mối: lưỡi của trẻ hay thò ra, thụt vào; có thể kèm theo sốt, chảy dãi, lở loét miệng lưỡi… chứng Sài Mối có thể là triệu chứng của các bệnh cam, nóng trong, viêm đường hô hấp ( phế quản, mũi, họng ), viêm đường tiêu hóa, viêm tiết niệu…
- Sài Chéo:trẻ ngồi hay bắt chéo chân; có thể kèm theo chân tay teo nhẽo, mềm yếu… chứng Sài Chéo thường là triệu chứng của bệnh suy dinh dưỡng, còi xương (bệnh ở giai đoạn rất nặng).
- Sài Mòn: trẻ gầy mòn, gầy yếu là triệu chứng của bệnh suy dinh dưỡng, còi xương.
- Sài Đẹn: trẻ hay quấy khóc bất thường; có thể kèm theo sốt, chậm lớn hoặc sút cân…chứng Sài Đẹn có thể là triệu chứng của các bệnh tiêu hóa ( kiết lỵ, táo bón, tắc ruột cơ năng; một số ít là các trường hợp về gan, mật… ), hoặc nóng trong… Một số địa phương lại gọi Sài Đẹn là chứng mọc mụn nhỏ bất thường từng đám trên người trẻ.
- Sài Giật: trẻ co giật bất thường; thường kèm theo sốt cao, ho… chứng Sài Giật có thể là triệu chứng sốt cao co giật của bệnh viêm phổi, viêm não… Sài giật còn gặp ở trẻ suy dinh dưỡng rất nặng dẫn đến cơ thịt máy giật.
- Sài Hen: trẻ khò khử, khó thở… thường là triệu chứng của bệnh hen phế quản.
Thuốc điều trị bệnh sài
Phương châm điều trị: “ cấp trị tiêu, hoãn trị bản ”; trường hợp đang có những triệu chứng nặng, nguy hiểm thì khẩn trương điều trị triệu chứng- ngọn bệnh (tiêu) trước, sau đó kết hợp điều trị theo nguyên nhân gây bệnh, gốc bệnh (bản).
Bệnh án điển hình Bệnh sài mối:
Nguyễn Lê Hải Long 2 tháng 1 tuần tuổi (bà ngoại là Bùi Thị Chiêm 55 T; ở Võng Xuyên, Phúc Thọ, HN; khám 18/6/2012); từ lúc hơn 1 tháng thì bị trắng lưỡi, miệng cứ tóp tép, lưỡi thò ra thụt vào; ngủ hay giật mình; quấy khóc…Nhà thuốc điều trị 9 ngày thì ngủ ngon, đỡ giật mình, đỡ quấy rất nhiều; điều trị thêm 1 đợt 7 ngày nữa.
Ý kiến của bạn