A giao là thuốc để bổ huyết, phần nhiều phương thang bồi bổ đều không thể thiếu A giao. A giao còn một đặc điểm nổi bật: vừa bổ máu, lại giúp cầm máu. Đối với những trường hợp chảy máu do khí huyết hư suy gây ra như dọa sảy, rong kinh, kinh nguyệt quá nhiều, khạc ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết dạ dày, tiểu ra máu, đều có thể dùng a giao để tư âm cầm máu.
1. Tên dược: Colla corri Asini.
2. Tên thực vật: Equus asinnus L.
3. Tên thường gọi: Gelatin, Donkey-hide gelatin (agiao).
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: chất keo rán từ da của con lừa.
5. Tính vị: ngọt và tính ôn.
6. Qui kinh: phế, can và thận.
7. Công năng: bổ máu, cầm máu, bổ âm và nhuyễn phế.
Tác Dụng, Chủ Trị:
+ Ích khí, an thai.Trị lưng, bụng đau, tay chân đau nhức, lao nhọc gây ra chứng giống như sốt rét, rong huyết, mất ngủ (Bản Kinh).
+ Dưỡng Can khí. Trị bụng dưới đau, hư lao, gầy ốm, âm khí không đủ, chân đau không đứng được (Biệt Lục).
+ Làm mạnh gân xương, ích khí, chỉ lỵ (Dược Tính Luận).
+ Trị đại phong (Thiên Kim).
+ Tiêu tích.Trị các chứng phong độc, khớp xương đau nhức, giải độc rượu
(Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị các chứng phong, mũi chảy nước, nôn ra máu, tiêu ra máu, lỵ ra máu, băng trung, đới hạ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Hòa huyết, tư âm, trừ phong, nhuận táo, lợi tiểu tiện, điều đại trường. Trị nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiêu ra máu, lỵ, phụ nữ bị các chứng về huyết gây ra đau, huyết khô, kinh nguyệt không đều, không có con, đới hạ, các chứng trước khi có thai và sau khi sinh, khớp xương đau nhức, phù thũng, hư lao, ho suyễn cấp, ho khạc ra máu, ung nhọt thủng độc (Bản Thảo Cương Mục).
+ Làm mạnh gân cơ, sáp tinh, cố Thận. Trị lưng đau do nội thương (Bản Thảo Cương Mục Thập Di).
+Tư âm, bổ huyết, an thai (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Tư âm, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ huyết (cầm máu), an thai (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
8. Chỉ định và phối hợp:
- Thiếu máu biểu hiện như hoa mắt, mờ mắt và trống ngực: dùng phối hợp agiao với nhân âm, đương qui và sinh địa hoàng.
- Xuất huyết biểu hiện như nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, ra kinh nhiều, chảy máu trong khi thai nghén và chảy máu tử cung: dùng phối hợp agiao với ngải diệp, sinh địa hoàng, bồ hoàng và ngẫu tiết.
- Mất âm do bệnh do sốt gây ra biểu hiện như kích thích và mất ngủ hoặc co thắt và run chân, tay: dùng phối hợp agiao với hoàng liên, bạch thược, câu đằng và mẫu lệ.
- Ho do âm suy biểu hiện như ho có ít đờm, ho biểu hiện như kích thích và mất ngủ hoặc co thắt và run chân, tay: dùng phối hợp agiao với hoàng liên, bạch thược, câu đằng và mẫu lệ.
- Ho do âm suy biểu hiện như ho có ít đờm hoặc ho ra đờm lẫn máu, khô miệng, kích thích và mạch nhanh: dùng phối hợp agiao với sa sâm, mạch đông, hạnh nhân và xuyên bối mẫu.
9. Liều dùng: 5-10g
10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng agiao cho các trường hợp tỳ và vị kém biểu hiện như kém ăn, khó tiêu hoặc buồn nôn và ỉa chảy.
Kiêng Kỵ :
+ Kỵ dùng chung với vị Đại hoàng (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+Vị (bao tử) yếu, nôn mửa: không dùng. Tỳ Vị hư, ăn uống không tiêu không nên dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+Vị hư, nôn mửa, có hàn đàm, lưu ẩm, không nên dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
+Tiêu chảy không nên dùng (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Ngưòi tỳ vị hư yếu (tiêu chảy, ói mửa, tiêu hóa kém…) không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Rêu lưỡi béo bệu, ăn không tiêu, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
Ý kiến của bạn