8 Câu hỏi Cha mẹ thắc mắc nhiều nhất về Cảm lạnh và Cảm cúm ở trẻ

Theo thống kê, trẻ có nguy cơ mắc từ 8 – 12 lần bệnh cảm lạnh 1 năm trong suốt thời thơ ấu bởi có hàng trăm loại virus ngoài môi trường, và do hệ miễn dịch của bé còn đang hoàn thiện. Bệnh cảm cúm ( Influena) cũng là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ. Virus cúm cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm phổi. Viêm phổi do những chủng cúm thường cũng rất nguy hiểm nếu phát hiện muộn

trẻ cảm cúm

Vậy cha mẹ phải làm gì để giúp bé phòng bệnh cảm và cúm ? Dưới đây là 8 thắc mắc phổ biến nhất của phụ huynh về vấn đề này

1. Phân biệt Cảm Lạnh & Cảm Cúm?

Cảm lạnh thông thường là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây nên và rất dễ lây. Thủ phạm chính gây cảm lạnh thông thường là virus rhino, loại siêu vi trùng này bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virus rhino khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng, kích thích một phản ứng miễn dịch gây sưng họng, đau đầu và khó thở.

Cảm Cúm gây ra bởi số lượng hạn chế virus cúm hơn, nhưng chúng biến đổi hàng năm.

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng cúm gần giống với triệu chứng cảm lạnh: chảy nước mũi, ho, tắc mũi, và đau họng. Bệnh cúm giống như” bệnh cảm lạnh với các triệu chứng nghiêm trọng hơn”. Cúm thường phát bệnh nhanh. Bệnh nhân cúm sẽ sốt, bị ớn lạnh, đau ngực, đau các bắp thịt, và mệt mỏi. Nhưng các triệu chứng hô hấp trên bệnh cảm lạnh thường nặng hơn so với các bé bị cảm cúm thông thường.

Một cách đơn giản để phân biệt cúm và cảm lạnh. “ Cảm lạnh khiến bé có thể mệt mỏi chảy mũi, nhưng trẻ vẫn có thể chạy nhảy, hoạt động” “ Cảm cúm khiến trẻ kiệt sức và không có hứng thú chơi đùa”

2. Tiếp xúc với thời tiết lạnh có phải nguyên nhân gây bệnh Cảm Lạnh?

Bệnh Cảm cúm và Cảm lạnh tăng đột biến vào mùa đông khiên nhiều ngừoi cho rằng thời tiết là nguyên nhân gây ra bệnh. Song các nghiên cứu cho rằng không có quá nhiều ảnh hưởng giữa nhiệt độ khiến trẻ bị cúm hay cảm nhiều hơn. Lý do chủ yếu: virus cảm và virus cúm lưu thông nhiều hơn trong những tháng mùa đông, nên khả năng gây bệnh sẽ nhiều hơn.

Ngoài ra mùa đông trẻ hạn chế ra ngoài, ở trong các không gian hẹp như nhà, lớp học, nguy cơ lây lan bệnh cúm càng dễ dàng hơn.

3. Trong thời gian ốm, khi nào bé không nên đên trường

Lời khuyên đưa ra nếu như bé sốt trên 38 oC, phụ huynh nên cho bé ở nhà

4. Bé sẽ có khả năng truyền nhiễm bệnh trong khoảng thời gian nào?

Sau khi trẻ tiếp xúc với vi-rút cúm, phải mất 1-4 ngày để phát triển các triệu chứng, và không ai biết chính xác những gì thời gian ủ bệnh. Điều đó có nghĩa là con bạn có thể lây nhiễm trong một vài ngày trước khi hiển thị bất kỳ triệu chứng nào. Bị cảm lạnh, trẻ em thường lây nhiễm hai ngày trước khi có dấu hiệu nhiễm bệnh, tùy thuộc vào virus.

Sau 2 -3 ngày khi trẻ kết thúc các dấu hiệu cảm lạnh, và 4 – 5 ngày với bệnh cúm, trẻ không còn khả năng truyền nhiễm bệnh.

5. Có thể điều trị bệnh tại nhà không?

Ban hoàn toàn có thể điềm trị cảm cúm, cảm lạnh cho bé ở nhà

Mật ong là thuốc chữa ho rất hiệu quả. Trẻ lớn hơn 1 tuổi sử dụng 1 thìa mật ong chữa ho an toàn và hiệu quả. Nếu trẻ nhỏ hơn 1 tuổi khuyến cáo không sử dụng có nguy cơ ngộ độc.

Rửa mũi bằng nước muối, chạy máy giữ độ ẩm và thoáng mát để làm tăng độ ẩm của không khí, hoặc xông hơi nóng trong nhà tắm sẽ làm giảm tắc nghẽn mũi

Cháo gà, súp gà cũng là một món ăn giúp chữa bệnh

6. Bé sẽ đỡ bệnh trong khoảng thời gian bao lâu?

Thông thường cảm lạnh sẽ diễn ra từ 3 – 5 ngày, sau đó bé sẽ thấy khoẻ hơn. Cảm cúm sẽ lâu hơn thường sau 5 -7 ngày. ”

7. Phòng tránh bệnh Cảm & Cúm?

  • Rửa tay
  • Trẻ dễ bị lây cảm nhất do vi rút dính vào tay rồi vô ý cọ lên mắt, mũi. Cho nên rửa tay là biện pháp phòng bệnh hàng đầu. Tuy nhiên phải rửa với xà phòng và ít nhất trong 30 giây.
  • Ngủ đủ giấc và luyện tập thể thao rèn luyện sức khoẻ chống lại virus
  •  Cha mẹ nên đưa con đi tiêm phòng vì đó là cách tốt nhất giúp bé tránh cảm cúm

8. Khi nào nên cho trẻ đi khám?

Khi bé có các triệu chứng sau đây

  • Sốt cao: Sốt 39.3 độ C trở lên hoặc 38 độ C kéo dài hơn 1 ngày
  • Khó khăn đường thở: thở gấp, khó thở,
  • Mất nước: Trẻ mất nhiều nước và mệt mỏi
  • Không thể nuốt trôi thức ăn và uống nước
  • Các triệu chứng khác lạ, hoặc các triệu chứng đột ngột xấu đi

 

Ý kiến của bạn

Phản hồi của người bệnh

Sau khi uống thuốc của bác, con cháu có triển biến rõ rệt, mất khoảng 3, 4 đợt dùng thuốc thì gần như không còn hiện tượng lên cơn hen nữa. Sau khoảng 6 tháng thì bệnh tình con cháu đã giảm gần hết - THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN - 

THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN

Hà Thế Thiện

Phú Thọ

Năm 2013 tôi phát hiện bị bệnh viêm tụy, đã uống thuốc tây nhưng không đỡ. Tháng 8 tôi về nước đến trực tiếp nhà thuốc LANG TÒNG lấy thuốc. Sau thời gian ngắn, bệnh viêm tụy của tôi thuyên giảm, cơ thể dần khỏe mạnh, không còn những cơn đau khủng khiếp hành hạ. THƯ CẢM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH VIÊM TỤY

Thư cám ơn chữa khỏi bệnh viêm tụy

Phạm Minh Huệ

Nước CH – BA LAN

Năm 1993 tôi đã nghe mọi ngợi nói về Cụ Lang Tòng,  tôi sang nhà cụ cắt có 3 thang thuốc, uống được 7 ngày sau thì cháu đứng dậy đi men được 2 bước, đến tuần thứ hai thì cháu biết đi hẳn. THƯ CẢM ƠN CHƯA KHỎI BỆNH SUY DINH DƯỠNG

Cảm ơn của Bà Đỗ Thị Thuỷ có con mắc Bệnh suy dinh dưỡng

Đỗ Thị thủy

Phú Thọ

Chứng nhận giải thưởng

Đông Y Lang Tòng
Giải nhà thuốc gia truyền Đông Y Lang Tòng
Đĩa vàng sáng tạo – Đông y Lang Tòng
Tôn vinh lương y tiêu biểu