Ra mồ hôi ở trẻ là một hiện tượng sinh lý khá tự nhiên để điều hòa nhiệt độ trong cơ thể khi quá nóng (do đau bệnh, nhiệt độ thời tăng, chạy nhảy …), hoặc giúp cơ thể thải ra những chất độc hại, cặn bã phải loại trừ. Chứng đổ mồ hôi còn do thần kinh bị kích thích, khi quá sợ hãi, lo lắng, hồi hộp…Mồ hôi thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da.
Nhưng điều đặc biệt được nói ở đây là chứng đổ mồ hôi trộm xảy ra vào ban đêm (dân gian gọi là mô hôi trộm) khi trẻ ở trạng thái tĩnh, là khi trẻ hoàn toàn không có chút vận động nào. Trẻ dưới một tuổi dễ ra mồ hôi nhiều vì hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện, dễ rối loạn
Chứng đổ mồ hôi đêm ở trẻ em (không kể trường hợp do bệnh như tim mạch, tuyến giáp, lao, …) được xem là có hại. Nếu không lau kịp, mồ hôi ra nhiều ướt trên bề mặt da vào lúc xế chiều, buổi đêm bị nhiễm lạnh, gặp gió khiến nước bay hơi hạ nhiệt độ dẫn đến lạnh bề mặt da, gây viêm phế quản.
Dưới đây là các phương thức chữa bệnh theo dân gian
1. Nấu canh lá dâu non với gan heo cho trẻ ăn vào buổi tối. Mỗi tuần ăn 3 lần. Ngoài ra có thể dùng nước đậu đen nấu với long nhãn và táo tàu để uống.
2. Một lý do khác của việc đổ mồ hội trộm ở một số trẻ là do thiếu canxi. Trường hợp này các bà mẹ hãy nấu cháo với các các thực phẩm cung cấp canxi như cháo nghêu, cháo hến, cháo trai…
3. Có thể dùng 100 g cá quả rửa sạch nhớt, lóc lấy thịt, rán cho vàng nấu với 400 ml nước cho đến khi còn 100 ml thì thêm muối vừa đủ, cho trẻ ăn cả cái lẫn nước trong 3 ngày.
4. Còn 1 cách khác cũng đơn giản là dùng rau ngót, bầu đất, thận lợn nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh mà còn là vị thuốc kích thích ăn uống ở những trẻ chán ăn.
5. Ngoài ra trước khi đi ngủ, các bậc phụ huynh nên cho bé mặc những quần áo vải cotton thoáng mát, thấm mồ hôi.
Ý kiến của bạn