10 Điều Mẹ Chưa Biết Về Giấc Ngủ Trẻ Sơ Sinh

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Dưới đây là 10 điều mẹ cần biết về giấc ngủ của trẻ.

giấc-ngủ-trẻ-sơ-sinh

1. Bé gây tiếng ồn khi ngủ có phải là hiện tượng bình thường?

Tiếng ồn của trẻ sơ sinh khi ngủ có thể làm cho mẹ ngạc nhiên. Giấc ngủ của trẻ rất sâu và ồn ào, những âm thanh mà như tiếng gầm gừ của loài động vật, và bé cũng có thể giật mình đôi chút khi ngủ. Tuy nhiên theo thời gian hiện tượng này cũng dần kết thúc.

Khi ngủ trẻ sơ sinh thường hít thở nhanh và sâu hơn, sau đó chậm hơn và nông hơn, được gọi là hô hấp tuần hoàn. Bé có thể tạm dừng hơi thở đến năm giây hoặc thậm chí lâu hơn, sau đó bắt đầu tăng trở lại với hơi thở sâu.
Điều này là bình thường ở trẻ mới sinh, sau một vài tháng, hơi thở của bé sẽ đều đặn hơn. Nếu bạn muốn trấn an, hơi thở của bé là bình thường, hãy kiểm tra bằng những cách sau:

  • Nghe: Đặt tai sát miệng và mũi bé, lắng nghe hơi thở.
  • Nhìn: Cúi người quan sát ngực bé, bạn sẽ thấy cử động lên xuống của lồng ngực.
  • Cảm nhận: đặt má sát cạnh miệng và mũi bé, cảm nhận hơi thở của bé.

 2. Bé mơ ngủ nhiều hơn người lớn

Khoảng 50% thời gian ngủ, bé sẽ ngủ mơ. Giấc mơ chỉ chiếm 20% trong giấc ngủ của người lớn. Nếu như người lớn mơ 1-2 giờ mỗi tối, của bé có thể lên tới 8 tiếng đồng hồ.  Thỉnh thoảng bé sẽ hơi co giật & hơi thở bất thường một chút.

3. Bé sơ sinh ngủ nhiều

Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều. Trong khoảng thời gian 24 giờ, trẻ sơ sinh trung bình ngủ trong 16 giờ. Lúc đầu bé sẽ thức dậy thường xuyên để ăn, sau đó theo chu kỳ ngủ, dậy, ăn. Thời gian mỗi chu kỳ phụ thuộc vào từng  trẻ. Bé có thể ngủ mỗi 2 giờ vào ban ngày và từ 4-6 tiếng vào ban đếm.  Một số trẻ có thể sớm ngủ trọn giấc trong đêm, số khác phải quá 1 tuổi mới có thể.

4. Cho bé sơ sinh nằm ngửa khi ngủ

Đặt bé nằm ngửa khi ngủ, giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Đây là vị trí an toàn nhất cho bé khi ngủ

5. Nhiệt độ phòng ngủ phù hợp với trẻ

Nếu bạn dùng điều hòa hãy để ở nhiệt độ không quá nóng hay quá lạnh. Quá nóng có liên quan đến tăng nguy cơ đột tử.

Chỗ bé ngủ cần tránh xa nguồn ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, bộ tản nhiệt hay máy sưởi,…Không bao giờ để nước nóng hay chăn điện gần khu vực bé ngủ

7. Quấn tã giúp bé ngủ ngoan

Trong vài tuần đầu tiên bạn có thể thấy rằng quấn em bé sẽ giúp bé dễ ngủ. Quấn tã giúp bé cảm thấy an toàn và ít có khả năng bị quấy rầy bởi co giật.

8. Các dấu hiệu bé buồn ngủ

Trong những tuần đầu, em bé của bạn sẽ không thể thức trong hơn hai giờ. Nếu bạn thấy bé đã thức hai tiếng, hãy đặt be vào giường cho bé ngủ nếu không bé sẽ rất mệt

Các dấu hiệu bé buồn ngủ:

  • Bé dịu mắt
  • Có quầng thâm màu nhạt dưới mắt
  • Nhìn thất thần vào không gian
  • Ngáp liên tục

9. Bé không phân biệt được sự khác biệt giữa ngày và đêm

Làm gì khi bé ngủ ngày thức đêm?

Rất nhiều trẻ bị lẫn lộn đêm ngày, bé sơ sinh ngủ ngày thức đêm. Khi tới thời điểm trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy cho bé sự khác biệt giữa đêm và ngày.

Ban ngày giữ cho ngôi nhà luôn sáng. Trái ngược, buổi tối chỉ để đèn mờ và giữ không gian yên tĩnh. Không nói chuyện nhiều với bé khi cho bé ăn vào buổi đêm để bé biết đêm là thời gian để ngủ, còn ban ngày là thời gian để nói chuyện và chơi.

Thay quần áo cho bé khi bé tỉnh, và 1 lần nữa trước giấc ngủ đêm, giúp bé biết thời điểm 1 ngày bắt đầu và 1 ngày kết thúc. Việc làm này sẽ giúp bé có ý thức hơn là ban đêm là để ngủ.

10. Thức đêm cùng bé

Những đêm không ngủ sẽ không thể tránh khỏi trong sáu tuần đầu tiên, và đôi khi 12 tuần. Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ thất thường

Khi em bé của bạn giữa sáu tuần và tám tuần, bạn có thể bắt đầu dạy cho bé làm thế nào để đi vào giấc ngủ một mình. Đặt bé nằm ngửa khi bé có dấu hiệu buồn ngủ. Khi bé thức giấc trong đêm, bạn cũng làm cách tương tự để bé ngủ lại.

Cách bạn cho bé ngủ rất quan trọng. Nếu bạn tạo cho bé thói quen ôm ấp, lắc lư, ru ngủ mỗi đêm trong tám tuần đầu tiên, bé sẽ tiếp tục mong đợi như nhau sau này. Nếu bạn để bé tự chìm vào giấc ngủ, bé cũng sẽ tạo được thói quen như vậy về sau.

Một số chuyên gia khuyên chống lại lắc hoặc cho bé bú để bé ngủ dễ hơn. Bạn nên quyết định cách nào tốt và phù hợp nhất cho cả mẹ và bé.

Ý kiến của bạn

Phản hồi của người bệnh

Sau khi uống thuốc của bác, con cháu có triển biến rõ rệt, mất khoảng 3, 4 đợt dùng thuốc thì gần như không còn hiện tượng lên cơn hen nữa. Sau khoảng 6 tháng thì bệnh tình con cháu đã giảm gần hết - THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN - 

THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN

Hà Thế Thiện

Phú Thọ

Năm 2013 tôi phát hiện bị bệnh viêm tụy, đã uống thuốc tây nhưng không đỡ. Tháng 8 tôi về nước đến trực tiếp nhà thuốc LANG TÒNG lấy thuốc. Sau thời gian ngắn, bệnh viêm tụy của tôi thuyên giảm, cơ thể dần khỏe mạnh, không còn những cơn đau khủng khiếp hành hạ. THƯ CẢM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH VIÊM TỤY

Thư cám ơn chữa khỏi bệnh viêm tụy

Phạm Minh Huệ

Nước CH – BA LAN

Năm 1993 tôi đã nghe mọi ngợi nói về Cụ Lang Tòng,  tôi sang nhà cụ cắt có 3 thang thuốc, uống được 7 ngày sau thì cháu đứng dậy đi men được 2 bước, đến tuần thứ hai thì cháu biết đi hẳn. THƯ CẢM ƠN CHƯA KHỎI BỆNH SUY DINH DƯỠNG

Cảm ơn của Bà Đỗ Thị Thuỷ có con mắc Bệnh suy dinh dưỡng

Đỗ Thị thủy

Phú Thọ

Chứng nhận giải thưởng

Đông Y Lang Tòng
Giải nhà thuốc gia truyền Đông Y Lang Tòng
Đĩa vàng sáng tạo – Đông y Lang Tòng
Tôn vinh lương y tiêu biểu