Xương bồ hay còn gọi là Thạch xương bồ có tác dụng chữa hồi hộp, khó thở, co giật, ho, ngực bụng đầy tức, ăn không ngon, đau nhức do phong thấp
1. Tên dược: Rhizome Acori graminei.
2. Tên thực vật: Acorus gramineus soland.
3. Tên thường gọi: Grasa-leaved swetflag rhizome (thạch xương bồ).
4. Nguồn gốc:
Vị thuốc là thân rễ đã phơi khô của cây Thuỷ xương bồ (Acorus calamus L. var. angustatus Bess) và Thạch xương bồ lá to (Acorus gramineus Soland. var. macrospadiceus Yamamoto Contr.), họ Ráy (Araceae).
Cây mọc hoang trong rừng núi ẩm ướt, ven bờ suối, trên các triền đá.
5. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ củ đào vào đầu xuân, rửa sạch và phơi nắng. Khi dùng rễ tươi nên đào vào cuối hè.
6. Tính vị: vị cay, tính ấm.
7. Qui kinh: tâm và vị.
8. Công năng: Khai khiếu. Chuyển dạng thấp và điều hòa vị, an thần
Chữa hồi hộp, khó thở, co giật, ho, ngực bụng đầy tức, ăn không ngon, đau nhức do phong thấp.
9. Chỉ định và phối hợp:
– Bất tỉnh do phong bế màng ngoài tim bởi đàm trọc hoặc tích thấp và nhiệt: Dùng phối hợp thạch xương bồ với trúc lệ, uất kim dưới dạng xương bồ uất kim thang.
– Thấp phong bế trung tiêu (tỳ và vị) biểu hiện như cảm giác tức, đầy và đau ngực và vùng bụng: Dùng phối hợp thạch xương bồ với trần bì và hậu phác.
– Thấp nhiệt phong bế trung tiêu biểu hiện như lỵ và nôn sau khi ăn: Dùng phối hợp thạch xương bồ với hoàng liên.
– Mất ngủ, quên, ù tai và điếc: Dùng phối hợp thạch xương bồ với viên chí và phục linh.
10. Liều dùng: 5-8g (liều gấp đôi cho dạng tươi).
Ý kiến của bạn