Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển sang lạnh. Viêm phế quản là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi.
Phải khẳng định bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh rất lây truyền nhưng có thể được phòng ngừa và hạn chế.
Do vi rút: Virus lây truyền theo đường nước bọt, do hắt hơi, ho, tay và các vật dụng nhiễm bẩn. Như vậy, tình trạng cảm cúm của trẻ lớn và người lớn có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản nhỏ ở các trẻ nhũ nhi. Do đó cố gắng tránh những người bị cảm lạnh hoặc cúm – tiếp xúc với các vi rút dẫn đến viêm phế quản, nguy cơ lây nhiễm nó thấp hơn. Tránh đám đông trong mùa cúm.Yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản
Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phế quản bao gồm:
Khói thuốc lá. Tiếp xúc với khói thuốc lá là nguy cơ chính dẫn đến cả hai viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn. Trẻ em trong các gia đình có người hút thuốc lá cũng dễ bị viêm phế quản, cũng như hen suyễn, viêm phổi, cảm lạnh và viêm tai giữa.
Đề kháng thấp. Điều này có thể là kết quả của một bệnh cấp tính, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc từ một tình trạng mãn tính của hệ thống miễn dịch. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ lớn bị nhiễm trùng.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Axit dạ dày liên tục trào ngược vào thực quản có thể gây ra ho mãn tính.
Phòng bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ em như thế nào?
– Nhỏ nước muối sinh lý để sạch khuẩn và vệ sinh phía trong mũi cho trẻ
– Không khí trong phòng không được quá khô. Nếu cần thiết phải tạo ẩm cho không khí
– Không để cho bé hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm rát phế quản nên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nguy cơ nhiễm viêm tiểu phế quản là rất cao.
– Cố gắng cách ly với nguồn bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh để tránh lây lan
– khi chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng. Khi bị cảm, càng nên tránh hôn hít lên mặt trẻ.
– Không nên để trẻ trong nhà dùng lẫn lộn bình sữa, thìa, chén… và sau khi dùng cần rửa sạch.
– Vào mùa thu và mùa đông, cố gắng không để trẻ nhỏ lui tới những nơi công cộng (đi xe buýt, siêu thị…), nơi dễ có những người bị cảm.
– Không để trẻ ở nơi có khói hút thuốc lá vì có nguy cơ làm cho bệnh nặng lên.
– Khi trẻ bị cảm và ngạt mũi thì nên rỏ nước sinh lý vào mũi để trẻ không tắc mũi.
Ý kiến của bạn