Trám trắng còn gọi là: trám, thanh quả, cà na, cảm lãm, mác cơm, cây bùi.
Tên khoa học: Canarium album (Lour.) Raeusch, họ Trám (Burseraceae)
Quả trám trắng vị chua, ngọt bùi, béo, tính ấm (có sách viết lương – hơi hàn), vào 2 kinh phế và vị (có sách viết vào phế và thận) có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giã say rượu.
Bộ phận dùng
Quả tươi hoặc khô rễ, lá và nhựa cây. Trám có vị ngọt, chua, tính bình; vào kinh phế vị. Công dụng thanh nhiệt sinh tân, giải độc. Dùng cho các trường hợp đau sưng họng, viêm khí phế quản, sốt nóng, khát nước, ngộ độc cua cá.
Các bài thuốc dân gian
Cổ họng khô, Mất ngủ: Dùng ngày 20-30 quả trám trắng (bỏ hột) đập dập nấu nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật ong để uống.
Viêm họng (cấp, mãn) amidan, khô cổ, mất tiếng: Dùng trám muối như chanh muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể dùng trám tươi, giã quả lấy nước uống hoặc để hãm, nấu nước uống.
Ho khản cổ: Trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống.
Chữa chứng viêm nhiệt: Trám tươi xanh 5-6 quả, củ cải 1 cân (lượng thay đổi theo số người dùng). Nấu nhừ trong vài giờ, lấy uống nước và ăn cái.
Ý kiến của bạn