Theo Đông y, trắc bách diệp có vị đắng, chát, hơi lạnh. Có tác dụng lương huyết, sát trùng, cầm máu, thanh thấp nhiệt, làm đen râu tóc…
Tên khoa học:
Biota orientalis Endl. = Thuja orientalis L., họ Trắc bách (Cupressaceae).
Bộ phận dùng:
Cành lá non (Cacumen Bietae – Trắc bách diệp), nhân hạt chín phơi khô (Semen Biotae – Bá tử nhân).
Thành phần hoá học chính:
Cành lá: Tinh dầu, nhựa, vitamin C, glycosid tim.
Nhân hạt: Dầu béo, saponin.
Công dụng:
Cành lá: chữa chảy máu cam, lỵ ra máu, rong kinh, băng huyết.
Nhân hạt: an thần, chữa mất ngủ, đại tiện bí, mồ hôi trộm.
Cách dùng, liều lượng:
Trắc bách diệp: ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, hoàn tán. Khi dùng thường sao cho cháy sém đen (gọi là Trắc bách diệp thán).
Bá tử nhân: ngày dùng 4-10g, dạng thuốc sắc, cao.
Trắc bách diệp là loài cây rất đẹp, xanh tốt quanh năm, thườg được trồng để làm cảnh và làm thuốc. Lá và hạt trắc bách diệp còn là thuốc chữa được nhiều bệnh.
Ý kiến của bạn