Tiền hồ còn gọi là quy nam (Lạng Sơn), tử hoa tiền hồ (Trung Quốc), thổ dương quỳ, sạ hương thái.
Tên khoa học: Radix Peucedani
Nguồn gốc:
Rễ phơi hay sấy khô của cây Tiền hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum Dunn.) hay cây Tiền hồ hoa tía (Peucedanum decursivum Maxim.), họ Cần (Apiaceae).
Thành phần hoá học
Trong tiền hồ, người ta phân tích thấy có chất glucozit còn gọi là nodakenin có công thức C20H24O9′ tinh dầu, tanin, spongosterola.
Chất nodakenin, khi thuỷ phân sẽ cho nodakenitin hay nodagenin C14H24O9 và glucoza.
Nodakenin có độ chảy 2150c, tan trong ête, dầu hoả, benzen.
Nodakentin có độ chảy 1850C.
Tác dụng dược lý
Theo cao ứng đẩu và Chu Thọ Bành (1954,Trung Hoa y học tạp chí, 5) thí nghiệm trên mèo gây mê thì tiền hồ có tác dụng trừ đờm.
Nhưng Hoàng khánh Chương (1954, Trung hoa y học tạp chí, 11) gây ho cho mèo bằng cách tiêm dung dịch 1% iôt và dưới sườn, sau đó cho uống thuốc sắc tiền hồ 0,8-2g cho 1kg thể trọng, thì không thấy có tác dụng trừ ho rõ rệt.
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ tiền hồ có vị đắng, cay, tính hơi hàn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng tuyên tán phong nhiệt, hạ khí chỉ ho, tiêu đờm. Dùng chữa phong nhiệt, sinh ho, đờm đặc, xuyễn tức. Không thực nhiệt, ngoại cảm không dùng được.
Thường tiền hồ là một vị thuốc chữa ho, trừ đờ. Ngoài ra còn là một vị thuốc chứa sốt, giảm đau dùng trong trường hợp cảm mạo, sốt nóng, nhức đầu, nôn mửa, ho có đờm, suyễn..
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc.
Ý kiến của bạn