Cam tích là gì?
Bệnh cam là ngôn ngữ dân gian để gọi các bệnh trẻ em như: cam tích (bụng to), cam thũng (phù), cam sang (mụn nhọt)…Cam tích chỉ bệnh liên quan đến hoạt động tiêu hóa thất thường do tỳ vị vận hóa kém, dinh dưỡng không điều hòa (tích trệ đồ ăn, bị trùng tích…).
Người xưa cho rằng, người từ 15 tuổi trở lên mà bị suy nhược gọi là hư lao, dưới 15 tuổi bị suy dinh dưỡng gọi là cam tích. Tùy theo chứng trạng của tạng phủ mà có tên gọi khác nhau: Tỳ cam, tâm cam, phế cam, thận cam…
Chứng bệnh cam hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng; hoăc bị bệnh cam nếu không được chữa trị triệt để, bệnh kéo dài sẽ đẫn đến suy dinh dưỡng.
Gọi tên bệnh cam theo tạng bị bệnh
- Tỳ cam: tỳ bị tổn thương; người xanh, sắc mặt vàng, ăn bú kém, nôn, sốt, đại tiên hôi tanh.
- Can cam: Can (gan) bị bệnh; đau mắt, bứt dứt, hay lắc đầu (đầu giao), phân xanh.
- Tâm cam: nóng sốt, môi lưỡi loét, nghiến răng, hay giật mình, mồ hôi trộm.
- Phế cam:mặt trắng bệch, chảy nước nũi, ho.
- Thận cam: sắc mặt sạm đen, chảy máu lợi, chân tay lạnh, quấy khóc, phân lỏng.
Các biểu hiệu của bệnh cam tích
- Phân thối, đi ngoài sủi bọt, sống phân.
- Ngủ không sâu giấc, khóc đêm, mệt mỏi quấy khóc.
- Biếng ăn hoặc bỏ ăn.
- Ít tăng cân, không tăng thâm chí còn giảm cân.
Bệnh án Bệnh cam điển hình.
Trịnh Tiến Đức 4 tháng , 5,5kg (bà ngoại là Kiều Thị Nga 55 tuổi, ở Phù Chính, Tuân Chính, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; khám 22/5/2011), còi, suy dinh dưỡng; ăn được ngủ được mà không lớn; Mắt thường xuyên lèm nhèm, chảy nước mắt, sáng dậy nhiều dử mắt, hay dụi mắt; đi ngoài sùi toàn bọt, ngày 4-5 lần, khi đi ngoài dặn è è.
Sau đợt điều trị 10 ngày khỏi đi ỉa, đỡ nhèm mắt những sáng dậy vẫn có dử mắt; điều trị thêm 10 ngày nữa thì khỏi, lên cân.
Ý kiến của bạn