Suy dinh dưỡng thường được mặc định là bệnh của các bé châm tăng cân, chiều cao, kém linh hoạt, ốm yếu. Song vẫn có những bé vẫn hoạt động vui chơi bình thường song lại đang mắc bệnh còi xương. Vậy đâu là các tiêu chuẩn để nhận biết các dạng bệnh còi xương ở trẻ
- Suy dinh dưỡng thường gặp (thể nhẹ cân): Trẻ chậm phát triển, răng không mọc đủ, cân nặng không tăng trong thời gian dài, xanh xao gầy yếu
- Suy dinh dưỡng thấp còi
- Suy dinh dưỡng thể thừa cân béo phì ( thể bụ)
So với các nước châu Á, Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong số nước có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao. Gần 20% trẻ em bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, hơn 32 % trẻ thấp chiều cao theo tuổi và có khoảng gần 4% trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì. Tuy nhiên, không quá khó khăn để nhận ra con mình bị suy dinh dưỡng
Theo các chuyên gia, suy dinh dưỡng làm cho thể lực và trí tuệ của trẻ kém phát triển, sức đề kháng của trẻ kém, có nhiều nguy cơ mặc bệnh nhiễm khuẩn. Đồng thời khi trẻ mặc bệnh, trẻ sẽ bị nặng hơn, lâu hồi phục và nguy cơ tử vong cao hơn nhiều trẻ khác. Suy dinh dưỡng để lại hậu quả rất lớn về xã hội và kinh tế nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Cách đơn giản để phát hiện suy dinh dưỡng ở trẻ là thường xuyên quan tâm đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.
Khi trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng cần đưa trẻ đi khám để có được kết luận chính xác bên cạnh việc phục hồi dinh dưỡng tại gia đình
Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng ở gia đình
1. Các bà mẹ cần biết cách lựa chọn thực phẩm, số lượng thực phẩm cần thiết cho trẻ trong ngày, cách nấu thức ăn cho trẻ và khuyến khích trẻ ăn đủ cho nhu cầu phục hồi dinh dưỡng và phát triển cơ thể.
2. Tăng năng lượng khẩu phần cho bữa ăn hàng ngày nếu trẻ không thể ăn đủ theo nhu cầu bằng cách :
- Cho ăn nhiều món trong cùng một bữa để trẻ ăn đến no căng dạ dày
- Tăng số lần ăn trong ngày nếu trẻ không thể ăn nhiều trong một lần.
- Cho ăn càng đặc càng tốt, sử dụng các loại bột mộng để làm lỏng thức ăn đặc nhưng vẫn đảm bảo độ đậm đặc của thức ăn
- Tăng thức ăn giàu năng lượng : thêm dầu mỡ vào thức ăn của trẻ, dùng các loại thực phẩm cao năng lượng
- Cho ăn tăng cường sau bệnh : Tăng bữa, tăng thức ăn, cho trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ lựa họn
- Cho bú mẹ kéo dài sau 12 tháng
3. Tái khám thường xuyên để theo dõi sức khoẻ và mức độ phục hồi dinh dưỡng của trẻ
Ý kiến của bạn