Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em như thế nào là đúng cách

Muốn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, cần có sự hiểu biết, chủ động và thay đổi thực hành của mỗi gia đình. Trước hết tìm hiểu suy dinh dưỡng, đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ do sự thiều hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm, chất béo làm ảnh hưởng đến sự triển thể chất, vận động, tâm thần và trí thông minh ở trẻ.

Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi

  • Sai lầm trong nuôi dưỡng

Không cho bú mẹ đầy đủ, cai sữa sớm, nuôi dưỡng trẻ không đúng phương pháp khi thiếu hoặc không có sữa mẹ, cho ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi)

  • Mắc các bệnh lý

+ Bệnh nhiễm trùng:nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, ly, tiêu chảy kéo dài

+ Bệnh làm tăng nhu cầu chuyển hóa: cường giáp, phẫu thuật, chấn thương

+ Bệnh làm mất chất dinh dưỡng: qua đường ruột

+ Các bệnh lý mãn tính: Suy thận, suy tim, đái tháo đường..v.v..

Một số yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng: Sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật bẩm sinh (hệ tiêu hóa, tim mạch v.v ), nuôi dưỡng kém, không được tiêm chủng theo lịch.

7 nguyên tắc phòng chống suy dinh dưỡng

1. Chǎm sóc ǎn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.

2. Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.

 3. Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tô màu đĩa bột, tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ǎn nhiều bữa.

4. Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.

 5. Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng.

 6. Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.

7. Cần có sự theo dõi liên tục đều đặn hàng tháng, đánh dấu lên biểu đồ phát triển. Trẻ tăng cân là dấu hiệu bình thường, cân nặng đứng yên là dấu hiệu đe doạ, cân nặng giảm là dấu hiệu nguy hiểm. Theo dõi cân nặng bằng biểu đồ phát triển còn giúp ta có biện pháp can thiệp kịp thời.

Ý kiến của bạn

Phản hồi của người bệnh

Sau khi uống thuốc của bác, con cháu có triển biến rõ rệt, mất khoảng 3, 4 đợt dùng thuốc thì gần như không còn hiện tượng lên cơn hen nữa. Sau khoảng 6 tháng thì bệnh tình con cháu đã giảm gần hết - THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN - 

THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN

Hà Thế Thiện

Phú Thọ

Năm 2013 tôi phát hiện bị bệnh viêm tụy, đã uống thuốc tây nhưng không đỡ. Tháng 8 tôi về nước đến trực tiếp nhà thuốc LANG TÒNG lấy thuốc. Sau thời gian ngắn, bệnh viêm tụy của tôi thuyên giảm, cơ thể dần khỏe mạnh, không còn những cơn đau khủng khiếp hành hạ. THƯ CẢM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH VIÊM TỤY

Thư cám ơn chữa khỏi bệnh viêm tụy

Phạm Minh Huệ

Nước CH – BA LAN

Năm 1993 tôi đã nghe mọi ngợi nói về Cụ Lang Tòng,  tôi sang nhà cụ cắt có 3 thang thuốc, uống được 7 ngày sau thì cháu đứng dậy đi men được 2 bước, đến tuần thứ hai thì cháu biết đi hẳn. THƯ CẢM ƠN CHƯA KHỎI BỆNH SUY DINH DƯỠNG

Cảm ơn của Bà Đỗ Thị Thuỷ có con mắc Bệnh suy dinh dưỡng

Đỗ Thị thủy

Phú Thọ

Chứng nhận giải thưởng

Đông Y Lang Tòng
Giải nhà thuốc gia truyền Đông Y Lang Tòng
Đĩa vàng sáng tạo – Đông y Lang Tòng
Tôn vinh lương y tiêu biểu