Muốn giải quyết tận gốc tình trạng biếng ăn, cần xác định nguyên nhân, do bệnh lý hay do chế độ ăn uống sinh hoạt của trẻ chưa hợp lý dẫn đến biếng ăn. Từ đó sẽ có những can thiệp về mặt y khoa, hoặc có những thay đổi về lối sống.
Trẻ lười ăn do bệnh lý
Đây là nguyên nhân chủ quan rất quan trọng, đó là do cháu bị bệnh. Có rất nhiều bệnh, từ cảm cúm, viêm tai, viêm họng, lở miệng đến sơ nhiễm lao, thiếu máu, thời kỳ ủ bệnh của một bệnh nhiễm khuẩn… đều có thể làm cho trẻ biếng ăn. Đương nhiên, nếu bị bệnh phải chữa hết bệnh mới khắc phục chứng biếng ăn.
Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhai nuốt do mọc răng, đau họng… khiến bé không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài làm cho bé không hứng thú với việc ăn uống.
Kế tiếp nữa, trẻ biếng ăn có thể do chức năng tiêu hóa kém, nặng hơn bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ có cảm giác buồn nôn, đau bụng, nặng hơn là tiêu chảy, táo bón, những triệu chứng này đều khiến trẻ có cảm giác không muốn ăn. Nguyên nhân có thể là đường ruột của trẻ bị loạn khuẩn, rối loạn sự co bóp hoặc tiết dịch trong dạ dày và ruột.roi
Hiện tượng biếng ăn này có thể gặp ở thuộc lứa tuổi ăn dặm, hệ men tiêu hóa của trẻ kém, chưa được đầy đủ để giúp tiêu hóa tốt, thức ăn làm trẻ khó tiêu, đầy bụng sinh ra biếng ăn.
Bé lười ăn do thói quen ăn uống không tốt của trẻ
Những thói quen này thường là do ba mẹ vô tình tạo ra cho trẻ. Nhất là trong giai đoạn bé học ăn dặm, là khoảng thời gian bé luyện tập để phát triển thị giác và khả năng nhai. Dưới đây là một số thói quen không tốt khiên trẻ biếng ăn
Thói quen ăn quà vặt
Do có sự nuông chiều của các bậc cha mẹ, cho con ăn quà vặt, bánh kéo nên đến bữa chính bé không thể tiếp nhận thêm đồ ăn. Dần dẫn đến thói quen xấu chỉ thích ăn quà vặt, và bỏ bữa chính.
Không cho trẻ vận động
Nhiều cha mẹ thương hoặc giữ con, luôn ẵm bế trẻ và không khuyến khích các hoạt động. Do không hoạt động tiêu hao năng lượng nên trẻ không thấy thèm ăn. Trẻ chỉ ăn ngon miệng khi có sự vận động thích hợp.
Vừa ăn vừa xem tivi
Một điểm khiến bé không hứng thú nữa là bé thường vừa ăn vừa chơi hoặc vừa ăn vừa xem tivi. Chính những hoạt động ngoài lệ này đã gây phân tán sự tập trung ăn uống của trẻ, ảnh hưởng xấu tới cảm giác ngon miệng. Hình thành tình trạng bé lười ăn qua thời gian.
Giờ ăn “tùy hứng”
Bé có thể ăn bất kỳ lúc nào là một thói quen không tốt. Bé không phân biệt rõ được cảm giác no, đói mà bé chỉ ăn khi thấy thích. Điều này làm cho mỗi bữa trẻ ăn không nhiều và cũng không thực sự thấy ngon.
Cha mẹ cho bé ăn những gì bé thích
Ba mẹ chỉ cho bé ăn những món bé khoái khẩu. Vì cho rằng ăn những món bé thích bé sẽ ăn nhiều hơn. Song đây là một thói quen không tốt vì nó khiến trẻ không thể hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng, cũng như bỏ qua những món ăn ngon có thể bé thích. Và đặc biệt là bé rất nhanh chán món ăn “khoái khẩu” của chính mình, dẫn đến bé lười ăn ngay cả với những món khoái khẩu ấy.
Chế độ ăn uống qúa nghiêm ngặt
– Cha mẹ áp đặt một chế độ ăn uống quá nghiêm ngặt, khi ăn cứ bắt trẻ vào khuôn mẫu như: không được làm đổ, làm rớt thức ăn dơ quần áo, không được bỏ mứa… Xin lưu ý, trẻ ở lứa tuổi 2 – 4 thường có tâm lý phản kháng, sẽ không thèm ăn khi cha mẹ cứ luôn ép ăn hoặc bắt chúng vào khuôn mẫu.
Trẻ lười ăn mẹ phải làm gì ?
Trước hết mẹ nên tìm hiểu ra nguyên nhân chính làm cho trẻ lười ăn. Mặt khác mẹ cần xây dựng lại chế độ ăn khoa học và thích hợp với trẻ. Đưa trẻ đi khám bác sĩ để chữa trị nếu như trẻ gặp các vấn đề về tiêu hoá, nguyên nhân chính gây biếng ăn, lười ăn ở trẻ. Sau đó mẹ hãy tự lên thực đơn tuần các món ăn với sự thay đổi, mới mẻ cho bé.
Khi bé không muốn ăn mẹ không nên ép hay cố nhồi nhét cho trẻ. Hành động đó chỉ khiến trẻ phát hoảng và nôn trớ thức ăn ra ngoài. Về nguyên tắc, trẻ có thói quen ăn uống không đúng cần phải được điều chỉnh. Một số lời khuyên được đưa ra như sau:
– Cho bé ăn đúng giờ, ngồi ăn như các bạn, thời gian mỗi bữa ăn không quá 30 phút.
– Nếu bé không chịu ăn, có thể cho uống một ly sữa. Tuy nhiên nếu bé không uống cũng không nên ép.
– Không cho bé ăn bánh kẹo, thức ăn vặt, nhất là trước bữa ăn. Hãy cho bé ngồi ăn bữa chính như mọi người. Tuyệt đối không cho ăn vặt giữa các bữa ăn sẽ làm bé ngang dạ không muốn ăn bữa chính. Cứ kiên nhẫn như vậy, trẻ có cảm giác đói bữa, bữa sau sẽ ăn khá hơn bữa trước, dần dần sẽ ăn ngoan hơn
Ý kiến của bạn