Cam miệng là một trong những chứng bệnh cam thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng chủ yếu của trẻ mắc bệnh cam miệng là đau, lở loét miệng lưỡi, lợi sưng đỏ, chảy máu, hôi miệng, lưỡi trắng, chảy dãi nhiều
Một thể nặng của bệnh cam là cam tẩu mã ( hoại tử rất nhanh, chỗ viêm sẽ lan rộng, gây hoại tử, làm xương tiêu nhanh và tụt lợi). Biến chứng này hay xảy ra ở trẻ nhỏ và yếu, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém.
Các triệu chứng Bệnh cam miệng
- Môi lợi đỏ, nặng thì sưng to và lở loét, có khi chảy máu
- Lưỡi có lớp rêu trắng dày
- Chảy nước dãi nhiều.
- Miệng hôi
- Có các nốt nhiệt lở loét ở lưỡi hoặc vòm miệng, vòm má.
- Bệnh Cam miệng có thể sinh ra táo bón, tiêu chảy hoặc kiết lị.
- Nôn, đau bụng.
- Ăn uống hạn chế, có trẻ bỏ ăn, ngủ ít, nằm sấp, đổ mồ hôi trộm, quấy khóc, mệt mỏi
- Chậm lên cân, không lên cân, nặng thì tụt cân.
- Nếu bệnh nặng có triệu chứng người nóng hoặc sốt nhẹ, nhất là vào buổi chiều, hoăc sốt theo chu kỳ (nếu có bội nhiễm thì sốt cao).
Chăm sóc trẻ bị cam miệng
- Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lợi rặng, nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho trẻ.
- Không nhất thiết phải ép trẻ đánh răng hàng ngay, me chỉ cần cho tre súc miệng với nước muối có thành phần dịu nhẹ.
- Có thể bổ sung thêm các loại vitamin A, C tăng cường sức đề kháng cua trẻ, hỗ trợ trong việc tái tạo niêm mạc.
Phòng bệnh cam như nào
Để tránh hiện tượng viêm nhiễm kể trên, cần chú ý vệ sinh miệng trẻ cho sạch.
– Khi bé còn bú mẹ hay ăn sữa ngoài, cần làm sạch dụng cụ cho bú bằng nước nóng khi thấy cặn còn dính trên đó.
– Nên tập cho trẻ có thói quen xúc miệng, đánh răng hàng ngày để vừa tránh được viêm miệng, vừa tránh được hỏng men răng do đường đọng lại trong miệng.
– Ở trẻ bị bệnh sởi hoặc một số bệnh siêu vi trùng, thì hằng ngày phải thực hiện tốt vệ sinh miệng và cơ thể, dùng khăn nhúng nước ấm lau cho sạch mồ hôi và chất nhờn trên da. Cần phải phát hiện bệnh sớm ngay từ lúc chưa có biến chứng, để có hướng điều trị kịp thời, tránh chuyển thành nặng, nhiễm trùng kéo dài.
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh thay đổi đột ngột, giữ ấm khi lạnh, giữ mát khi trời nóng.
– Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh (phải có chỉ định của bác sĩ), đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi
Điều trị bệnh Cam miệng bằng đông y
Thời gian điều trị: 7-10 ngày đối với bệnh mới, nhẹ
1-2 tháng đối với bệnh lâu, nặng.
Bệnh nhân chữa khỏi bênh cam tại nhà thuốc
Bệnh cam và viêm lưỡi bản đồ( loét lưỡi, chảy dãi, dử mắt, kém ăn, bệnh để lâu ngày dẫn đến bội nhiễm, viêm phế quản)
Nguyễn Đức Dũng 10,5 tháng (mẹ là Lương thị Miền 26T; ở Kim Sơn, Sơn Tây, HN; khám 28/6/2012);
Lưỡi trắng, bong tróc, loét từng mảng, hết lớp này lại lên lớp khác; sưng quầng mắt, có nhiều dử mắt buổi sáng; ngủ hay giật mình, rôm sảy ; ỉa phân thối, nhầy; hay bị sốt viêm phế quản; ăn bú kém; mồm chảy dãi nhiều. Nhà Thuốc điều trị 10 ngày, đến 07/7/ thì đã ăn được, đỡ dử mắt, đi ngoài đã bình thường, vẫn sốt. Đến 25/7 khỏi viêm phế quản, mọi chứng gần hết, uống thuốc thêm 1 tuần nữa.
Ý kiến của bạn