Trẻ biếng ăn có biểu hiện như chán nản với bữa ăn, hay bị nôn, trào thức ăn, về lâu dài có thể dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng, ảnh hưởng thể chất và phát triển của Bé
Theo thống kê trên 50% bé từ một tuổi đến 6 tuổi trên thế giới mắc chứng biếng ăn. Tại Việt Nam, trẻ biếng ăn chiếm khoảng 20-40%.
Hậu quả của tình trạng biếng ăn ở trẻ
Biếng ăn kéo dài sẽ gây ra các nguy cơ sau cho bé
- Bé sẽ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, chậm tăng cân và phát triển chiều cao, gây còi xương, suy dinh dưỡng.
- Bé sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, gây nguy cơ viêm nhiễm cao như viêm đường hô hấp, tiêu chảy…
- Bé dễ bị rối loạn nhận thức và cảm xúc, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập trước mắt và có thể kéo dài đến 5 năm sau.
Nguyên nhân chính của Chứng biếng ăn
- Nguyên nhân chủ yếu ở đây là chế độ ăn không hợp lý như khẩu phần ăn chưa phong phú, các bà mẹ chỉ thích cho con ăn theo ý mình, hoặc thức ăn không hợp khẩu vị của bé, bé ăn không đúng bữa, hay ăn vặt…
- Yếu tố tâm lý giữ vai trò quan trọng dẫn đến tình trạng bé bị ép ăn bằng mọi cách gây tâm lý sợ hãi khi đến bữa. Sự thay đổi môi trường như đổi giờ ăn, nơi ăn… cũng khiến bé từ chối thực phẩm.
Ngoài ra trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn đang hoàn thiện, chăm sóc dinh dưỡng không đúng cách sẽ gây ra tình trạng kém hấp thu, khó tiêu hóa. Việc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng, mà phổ biến là chứng thiếu kẽm và thiếu sắt làm giảm chức năng miễn dịch đường tiêu hóa và tạo máu.
Bí quyết giúp bé ăn ngon
- Tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần, giữ gìn vệ sinh răng miệng, điều trị bệnh nhiễm trùng…
- Khi bệnh, bé biếng ăn vì đang sốt, viêm họng, lở miệng hay đau răng nên cho ăn uống bổ dưỡng nhưng “dễ nuốt” như: sữa, cháo, súp, yaourt
- Dinh dưỡng hợp lý: đây chính là giải pháp hàng đầu
Thức ăn cần chứa đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm tinh bột, chất đạm, chất béo, rau xanh và có màu sắc Hương vị kích thích thị giác, thính giác
“Nguyên tắc” cơ bản dành cho cha mẹ trong quá trình trị biếng ăn cho con là không ép ăn nếu bé không muốn
Ý kiến của bạn