TẮC TIA SỮA
Viêm tắc tia sữa là bệnh hay gặp ở phụ nữ sau sinh, tắc sữa là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kỳ cho con bú, đặc biệt ở bà mẹ sinh con đầu lòng. Biểu hiện của bệnh là hai vú cương cứng, rất đau, nóng, nhiều trường hợp còn bị sốt vừa hoặc sốt cao. Tuy không đe dọa tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú rất nguy hiểm.
Tắc tia sữa không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ mà còn trẻ nhỏ.
Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng
Nguyên nhân gây tắc tia sữa
Sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn tạo viêm tắc tia sữa.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân sau đây gây tắc tia sữa sau khi sinh:
- Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.
- Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết. Sữa đọng lại lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ.
- Cảm nhiễm hàn tà, làm cho sữa khó lưu thông.
- Tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung.
- Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị, vị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, gây sưng đau vú.
- Cơ thể sau sinh chính khí suy.
- Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch.
Dấu hiệu bị tắc tia sữa
- Bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra
- Có cảm giác sốt, đau tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong
Tính nguy hiểm của Tắc tia sữa
Không điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm tuyến sữa. Vi khuẩn gây bệnh đa số là khuẩn cầu nho màu vàng kim và khuẩn liên cầu tính dung huyết, thông qua vết nứt trên núm vú hoặc đường tuần hoàn máu bị nhiễm.
Phòng tránh tắc tia sữa
- Vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú vì vi khuẩn dễ xâm nhập và làm tắc tia sữa.
- Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.
- Trước khi cho bé bú, bạn cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú. Sau đó, nếu trẻ bú không hết sữa, lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa tránh vón cục gây tắc tia sữa.
Các bài thuốc dân gian:
Trường hợp nhẹ: Có thể day ép, chườm nóng rồi hút
Trường hợp nặng : cần kết hợp uống thuốc. Dưới đây là một vài bài thuốc lưu truyền dân gian trị tắc sữa rất đã được thực hiện hiệu quả.
– Dùng lá mít, mỗi bên bầu chín lá mít hái xuống hơ nóng đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.
– Nấu xôi nếp, bọc trong hai khăn vải mềm chườm hai bên ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.
– Dùng trái đu đủ non xắt lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu cũng có tác dụng tương tự
BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH
Bệnh về sữa, vú:
Bệnh tắc sữa: Hạ thị Hồng Hoa 29 tuổi ( thôn Cẩm Thủy, Cẩm Lĩnh, Ba Vì ; khám 22/9/2011). Lúc con 9 tháng bị tắc sữa, vú cương cứng, nổi cục 1 bên vú trái, đau, sốt…Uống thuốc sau 1 giờ thì hết cương, hết sốt, sữa ra nhiều, sau 2 tuần tan hết cục.
Bài viết đã được đăng ký sở hữu Google Authorsip bởi LY. Nguyễn Đăng Thành và được bảo vệ bởi DMCA. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại bài viết mà không được sự cho phép của LY. Nguyễn Đăng Thành là vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.
Ý kiến của bạn