Bệnh phụ khoa

PHỤ KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

Lương y Nguyễn Đăng Thành
 A – ĐẶC ĐIỂM PHỤ KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
 Phụ khoa YHCT nghiên cứu về các chứng bệnh riêng của phụ nữ như kinh nguyệt, khí hư (đới hạ), thai nghén, sinh đẻ và các tạp bệnh của phụ nữ ở vú và bộ phận sinh dục.
 1-      Đặc điểm sinh lý phụ nữ:
Sinh lý phụ nữ thay đổi theo cơ số 7 (đàn ông cơ số 8).

  • Khi 7 tuổi thận khí thịnh: thay răng, tóc dài…
  • 14 tuổi (2 x 7) Thiên quí đến, mạch Xung, mạch Nhâm thịnh (Thiên quí là nước trời – “vô hình chi thủy”- nước không nhìn thấy): có kinh nguyệt và có khả năng có con.
  • 28 tuổi (4 x 28) : sức lực xung túc
  • 35 tuổi (5 x 7) mạch Dương minh suy: da nhăn, xạm, tóc rụng.
  • 49 tuổi (7 x 7) mạch Xung Nhâm suy hư, Thiên quí kiệt (nước trời hết): không có khả năng có con (đàn ông 8 x 8 = 64 tuổi thì Thiên quí cạn – gần hết)

 Mạch Xung, mạch Nhâm, mạch Đốc và mạch Đới: 4 mạch này quyết định đến sinh lý và bệnh lý của phụ nữ, quyết định đến kinh nguyệt và thai sản; hoạt động của các mạch này bị rối loạn thì phụ nữ sinh bệnh.

  • Mạch Xung: là nơi hội tụ của huyết (“Xung vi huyết hải” – bể của huyết)  và của 12 kinh, là bể của 5 tạng, 6 phủ.
  • Mạch Nhâm: là chủ của tất cả các kinh âm, là bể của các kinh âm. Cổ nhân nói: “ Nhâm chủ bào cung”.
  • Mạch Đốc: thống đốc các đường kinh dương.
  • Mạch Đới: liên kết các kinh mạch lại với nhau.

Thận khí: là gốc của tiên thiên ( sinh ra đã có), gốc của sinh khí, gốc của Thiên quí, quyết định đến phát sinh và phát dục.

  • Thận khí thịnh thì Thiên quí đến làm phát sinh và phát dục, có kinh  nguyệt.
  • Tuy nhiên thận khí (là khí tiên thiên- sinh ra đã có) lại được nuôi dưỡng bởi hậu thiên, hậu thiên có nguồn gốc từ thức ăn do tỳ vị chuyển hóa mà thành. Vì những lẽ đó nên khi cơ thể khỏe mạnh, ngũ tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận) khỏe mạnh thì việc phát sinh phát dục, thai sản của phụ nữ mới tốt được.

Hậu thiên (tỳ vị): hậu thiên tỳ vị chuyển hóa tinh hoa của thức ăn, nuôi dưỡng ngũ tạng để sinh ra tinh và khí huyết, từ đó để nuôi dưỡng các mạch xung, nhâm, đốc đới.
Tóm lại: các nhân tố ảnh hưởng đến sinh lý và bệnh lý của phụ nữ gồm: thận khí, ngũ tạng, các mạch xung, nhâm, đốc, đới và thay đổi sinh lý theo cơ số 7.
 2 – Đặc điểm bệnh lý phụ nữ:
Nguyên nhân sinh bệnh:

  • Nội nhân ( nguyên nhân bên trong): do thất tình (7 loại tình cảm) gồm: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh (vui, giận, lo, suy nghĩ, buồn, hoảng, sợ).
  • Ngoại nhân (nguyên nhân bên ngoài): do lục dâm (6 loại khí hậu trái thường của thời tiết) gồm: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (ẩm thấp), táo (khô ráo), hỏa (nóng). Sáu khí này khi bình hòa gọi là lục khí, thì không sinh bệnh; lục khí khi trái thường (thái quá sinh bất cập) mới gọi là lục dâm thì mới sinh bệnh.
  • Bất nội ngoại nhân (do hoạt động của con người gây ra): do ăn uống không điều độ, thói quen sinh hoạt không lành mạnh và điều hòa, mất vệ sinh, lao động quá sức, chửa đẻ, nạo hút…

B – NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỤ KHOA
        Điều trị phụ khoa phải trị “bản” (trị gốc bệnh) thì mới giải quyết triệt để được bệnh.         
–          Phụ nữ “ huyết thường bất túc, khí thường hữu dư”, phụ nữ lấy huyết làm chủ, nên luôn luôn phải chú ý điều huyết khi chữa bệnh phụ khoa.
–          Tỳ vị “hậu thiên chi bản, sinh hóa chi nguyên”, là gốc của hậu thiên, gốc của sinh hóa, vận hóa tinh hóa thức ăn để sinh tinh huyết nuôi dưỡng thận và ngũ tạng, từ đó kinh nguyệt và thai sản mới tốt; vì thế phải điều lý tỳ vị.
–          Can tàng huyết, thận tàng tinh, thận là gốc của Thiên quí; can thận chi phối hoạt đông của Xung, Nhâm, vì thế phải dưỡng Can Thận thì kinh nguyệt và sinh sản của phụ nữ mới tốt được.
–          Khí là soái của huyết, khí hành thì huyết hành; khí trệ thì huyết ứ, khí hư thì huyết hạ (rong huyết), vì thế điều trị phụ khoa phải điều hòa khí huyết.
–          Khi có kinh tránh (thận trọng) dùng thuốc hoạt huyết mạnh.
–          Khi có thai nên bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng Can Thận và tránh (hêt sức thận trọng) dùng các thuốc tả mạnh, các vị thuốc kị thai.
 

Ý kiến của bạn

Phản hồi của người bệnh

Sau khi uống thuốc của bác, con cháu có triển biến rõ rệt, mất khoảng 3, 4 đợt dùng thuốc thì gần như không còn hiện tượng lên cơn hen nữa. Sau khoảng 6 tháng thì bệnh tình con cháu đã giảm gần hết - THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN - 

THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN

Hà Thế Thiện

Phú Thọ

Năm 2013 tôi phát hiện bị bệnh viêm tụy, đã uống thuốc tây nhưng không đỡ. Tháng 8 tôi về nước đến trực tiếp nhà thuốc LANG TÒNG lấy thuốc. Sau thời gian ngắn, bệnh viêm tụy của tôi thuyên giảm, cơ thể dần khỏe mạnh, không còn những cơn đau khủng khiếp hành hạ. THƯ CẢM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH VIÊM TỤY

Thư cám ơn chữa khỏi bệnh viêm tụy

Phạm Minh Huệ

Nước CH – BA LAN

Năm 1993 tôi đã nghe mọi ngợi nói về Cụ Lang Tòng,  tôi sang nhà cụ cắt có 3 thang thuốc, uống được 7 ngày sau thì cháu đứng dậy đi men được 2 bước, đến tuần thứ hai thì cháu biết đi hẳn. THƯ CẢM ƠN CHƯA KHỎI BỆNH SUY DINH DƯỠNG

Cảm ơn của Bà Đỗ Thị Thuỷ có con mắc Bệnh suy dinh dưỡng

Đỗ Thị thủy

Phú Thọ

Chứng nhận giải thưởng

Đông Y Lang Tòng
Giải nhà thuốc gia truyền Đông Y Lang Tòng
Đĩa vàng sáng tạo – Đông y Lang Tòng
Tôn vinh lương y tiêu biểu