RỐI LOẠN KINH NGUYỆT
Bệnh rối loạn kinh nguyệt là bệnh thường gặp ở phụ nữ. Người bệnh có kinh không đều, thay đổi về chu kỳ kinh, lượng kinh, sắc kinh, chất lượng kinh. Thường thấy có: kinh trước kỳ, kinh sau kỳ, kinh không định kỳ, kinh nhiều, kinh ít. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt dễ mắc một số bệnh, như bệnh buồng trứng đa nang, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, loãng xương, béo phì, tăng cholesterol và mãn kinh sớm.
Thế nào là rối loạn kinh nguyệt ?
Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 – 35 ngày. Trong đó 3 – 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 – 150 ml.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức bình thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy nhất ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
- Mất cân đối về dinh dưỡng, chế độ ăn như thiếu chất đạm, thiếu vitamin, chủ yếu là nhóm vitamin có liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết sinh dục như vitamin E, C và A
- Do tinh thần không ổn định, căng thẳng trong công việc – trong học tập – trong môi trường sống, điều kiện làm việc, tình cảm riêng tư.
- Do bệnh lý, như bệnh lý ở vùng tuyến yên, buồng trứng, tử cung, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh phụ khoa, rối loạn các hoocmôn sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn ở “vùng kín” cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
- Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cần cẩn thận với chứng bệnh này.
- Ngoài ra các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các hoocmôn sinh dục. Chúng có thể gây rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài.
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến sức khoẻ
Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.
Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng…
Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.
Phòng bệnh rối loạn kinh nguyệt
Trước hết cần tạo cho mình có một cuộc sống thoải mái, có một chế độ ăn, chế độ học tập, làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh và stress trong cuộc sống, cần vệ sinh phụ nữ đúng cách để tránh viêm nhiễm sinh dục, phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ dẫn đến viêm phần phụ mạn tính, viêm vùng chậu.
Ăn uống khi bị bệnh
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát…. Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt…
Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
NHÀ THUỐC ÐÔNG Y LANG TÒNG ÐIỀU TRỊ
|
Bài viết đã được đăng ký sở hữu Google Authorsip bởi LY. Nguyễn Đăng Thành và được bảo vệ bởi DMCA. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại bài viết mà không được sự cho phép của LY. Nguyễn Đăng Thành là vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.
Ý kiến của bạn