BỆNH SẨY THAI
Sẩy thai là tình trạng thai “tuột” khỏi tử cung người mẹ trong 24 tuần đầu mang thai với biểu hiện đau bụng và ra máu kéo dài.Thông thường, tình trạng sẩy thai thường diễn ra trước khi người mẹ kịp nhận ra là mình có bầu. Khoảng 98% phụ nữ bị sẩy thai trong 13 tuần mang thai đầu tiên và chỉ khoảng 1% sẩy thai sau 13 tuần
Dấu hiệu dọa sẩy thai
Doạ sẩy thai tức là sẩy thai thực sự không xảy ra nhưng có chảy máu từ tử cung. Cổ tử cung không có dấu hiệu sắp tống thai và nhau ra ngoài. Cổ tử cung thai phụ có thể có máu chảy ra, nhưng không có những bất thường nào khác. Vài thai phụ có thể có cảm giác đau nhẹ khi khám tử cung. Giai đoạn này thai phụ được yêu cầu nghỉ ngơi và tránh giao hợp.
Triệu chứng sẩy thai
Hầu hết sẩy thai xảy ra trước tuần 12 của thai kỳ. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
– Có những cơn co thắt gây đau bụng dưới và chảy máu âm đạo là triệu chứng thường gặp nhất, có nhiều mức độ: nhẹ, trung bình, nặng.
– Sẩy thai lưu là thai chết trước 20 tuần tuổi nhưng các thành phần của thai không được tống ra ngoài.
Bất thường gen hoặc nhiễm sắc thể
Khoảng 50-70% trường hợp sảy thai trong quý I có nguyên nhân từ bất thường nhiễm sắc thể ở trứng đã được thụ tinh. Nguyên nhân sâu xa là do trứng (hoặc tinh trùng) có bất thường về nhiễm sắc thể. Kết quả, dù trứng đã thụ tinh cũng không thể phát triển.
Điều kiện sức khỏe của người mẹ
Trong một vài trường hợp, tình trạng sức khỏe của người mẹ có thể dẫn đến sẩy thai. Ví dụ như:
- Không kiểm soát được bệnh tiểu đường.
- Bệnh tuyến giáp.
- Nhiễm trùng.
- Các vấn đề nội tiết.
- Tử cung hoặc các vấn đề cổ tử cung.
Yếu Tố Nguy Cơ
Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ sẩy thai, bao gồm:
Tuổi
Phụ nữ lớn tuổi hơn độ tuổi 35 có nguy cơ sẩy thai cao hơn so với các phụ nữ trẻ hơn.
Sảy thai trước
Nguy cơ sẩy thai sẽ cao hơn ở phụ nữ có tiền sử sẩy thai trước đó. Sau một lần sẩy thai, nguy cơ sẩy thai trong thai kỳ trong tương lai tăng lên khoảng 20 phần trăm. Sau hai lần sẩy thai, tăng nguy cơ khoảng 28 phần trăm.
Các bệnh mãn tính
Phụ nữ có những bệnh mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, có nguy cơ sẩy thai cao hơn.
Tử cung hoặc các vấn đề cổ tử cung
Tử cung có bất thường nào đó hay yếu hoặc bất thường cổ tử cung như ngắn có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Hút thuốc lá, uống rượu, cafe và sử dụng ma túy bất hợp pháp
Xét nghiệm trước khi sinh
Một số xét nghiệm di truyền trước khi sinh, chẳng hạn như lấy mẫu sinh thiết và chọc ối, có nguy cơ sẩy thai nhẹ.
CÁC BỆNH HAY SẢY THAI ĐIỂN HÌNH ĐÔNG Y LANG TÒNG ĐÃ CHỮA KHỎI ……………………………………………………………………………………………………………………..
Bệnh hay sảy thai:
1- Thai chết lưu, sảy thai: Nguyễn thị Tuyết 28 tuổi ( xóm Ba Lão- Tràng Sơn- HàNội; khám 10/12/02), đã 2 lần thai chết lưu lúc 5-7 tháng. Uống 4 đợt thuốc, kết quả đẻ con trai khỏe mạnh. (sau đó cô Tuyết mách rất nhiều người đến chữa).
2- Hay sảy thai do động thai: Đặng Mai Phương 25 tuổi ( trường hợp đặc biệt- chưa đến kỳ kinh đã sảy thai; nhà ở Phú Nhi, Phú Thịnh, Sơn Tây; khám 25/6/2010); chưa đến kỳ kinh đã bị động thai, đã từng sảy thai 2 lần khi thai mới được 2-3 tuần, lấy chồng hơn 1 năm chưa có con. Lần này thai 2 tuần, đau bụng thúc xuống buồn đẻ, ra huyết… Theo dõi điều trị 6 tháng liền. kết quả đẻ con trai khỏe mạnh.
Bài viết đã được đăng ký sở hữu Google Authorsip bởi LY. Nguyễn Đăng Thành và được bảo vệ bởi DMCA. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại bài viết mà không được sự cho phép của LY. Nguyễn Đăng Thành là vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.
Ý kiến của bạn