BỆNH HẬU SẢN
Bệnh hậu sản là chứng bệnh mà người phụ nữ có thể mắc trong khoảng thời gian từ 4–6 tuần sau sinh, lúc cơ thể người phụ nữ còn yếu và có những thay đổi lớn sau quá trình mang thai và sinh nở. Nếu không được chăm sóc tốt, người phụ nữ rất dễ mắc phải các bệnh hậu sản. Theo y học cổ truyền phụ nữ sau sinh thuộc thể hàn, đa phần bị hư nhược, tổn thương khí huyết và tân dịch, người yếu và mệt mỏi.
Các bệnh chứng thường mắc phải sau khi sinh
Thường thì sinh lý của người mẹ sẽ phục hồi lại sức khỏe sau 6 tuần lễ (42 ngày) kể từ khi sinh. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt sẽ mắc một số chứng bệnh hậu sản như:
1. Băng huyết sau khi sinh là tai biến sản khoa hay gặp nhất (nguy cơ cao nhất trong 24h sau khi sinh) và là một nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ. Triệu chứng chung là chảy máu nhiều ngay sau khi sinh thai và sổ nhau (rau). Khi máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, da xanh, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi…
2. Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung, hoặc qua các tổn thương của cơ quan sinh dục trong khi sinh (sót nhau, đỡ đẻ không vô khuẩn, vệ sinh âm đạo sau sinh kém…). Nhiễm khuẩn hậu sản thường gặp là nhiễm khuẩn: tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, nhiễm trùng tử cung …
3. Tiền sản giật và sản giật sau sinh là một trong những thách thức lớn nhất về sức khỏe ở phụ nữ trong giai đoạn sau sinh, là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong bà mẹ trên toàn cầu. Phần lớn các trường hợp sản giật xảy ra trong những ngày đầu sau sinh.
4. Trầm cảm sau sinh là bệnh suy giảm về tinh thần xảy ra với một số sản phụ trong thời kỳ sau sinh. Các bà mẹ bỗng trở nên vui, buồn bất chợt, dễ rơi nước mắt, tủi thân, hay lo âu, chán ăn, khó ngủ…
5. Bí đại, tiểu tiện sau sinh: sản phụ thường bí đại, tiểu tiện do tình trạng liệt ruột hoặc giảm nhu động ruột, liệt cơ bàng quang.
Phòng bệnh hậu sản
Trước hết cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của các bà mẹ tối thiếu 3 ngày sau sinh về:
- Theo dõi huyết áp, dấu hiệu của choáng, sốc, số lượng nước tiểu, để phòng và cấp cứu kịp thời băng huyết, sản giật.
- Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, vận động và đi lại ngay khi có thể, theo dõi số lượng nước tiểu, lần đi đại tiện để hạn chế liệt ruột và bàng quang.
- Theo dõi, sự co của tử cung, màu, số lượng, mùi của sản dịch.
- Theo dõi sắc mặt, màu lưỡi, thể chất và tinh thần sản phụ. Để phát hiện sớm đờ tử cung, sót rau, viêm nhiễm trùng sản hậu.
- Sinh hoạt đúng cách như: mặc quần áo dài, đi tất, không dùng quạt điện trực tiếp, nằm trong phòng kín không có gió lùa, không ra ngoài trời khi có gió lạnh, nên sử dụng nước ấm để tắm, rửa ( Nếu không rất dễ nhiễm hàn tà)
- Ăn uống đúng cách: không nên kiêng cữ quá nhiều, chỉ cần hạn chế hoặc không nên ăn các thức ăn có tính hàn như: đồ sống lạnh (các loại gỏi sống, nước lạnh), thức ăn quá chua, muối chua, đồ chiên quá nhiều mỡ; thức ăn có độc: măng, củ sắn… Bởi chúng có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa và hấp thụ của tỳ, vị của sản phụ.
- Chuẩn bị và tạo cho mình một tinh thần thoải, chia sẻ với người thân cả công việc lẫn tình cảm.
NHÀ THUỐC ÐÔNG Y LANG TÒNG ÐIỀU TRỊ
|
BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH ĐÃ CHỮA KHỎI
Bệnh sản hậu (các bệnh sau đẻ):
1- Bệnh sót rau, sốt, viêm nhiễm: Lê Thị Tám 37 tuổi (ở Hà Đông; trước đây ở Chùa Thông, Sơn Lộc, Sơn Tây; khám và điều trị sót rau 3 lần: tháng 11/20005, 11/1/2007, 11/6/2007). Trong 10 ngày nạo hút 2 lần mà vẫn sót rau; viêm, sốt, ra dịch kéo dài…Uống thuốc 7-10 ngày thì khỏi, sau đó uống thêm thuốc bổ.
2- Bệnh sản hậu mòn: Khuất thị Thu 27 tuổi ( Cam Thượng, Ba Vì, HN; khám 19/7/2011 ): đẻ con được 7 tháng, từ lúc đẻ xong người gầy mòn dần, ít sữa, háo khát, đau đầu, táo bón; không chữa ngay nên sinh ra bệnh trĩ, mỗi lần đi ngoài chảy máu rất nhiều…Nhà Thuốc điều trị 1 tháng thì hết táo, trĩ đã co lên nhưng đôi khi đi ngoài vẫn thò ra 1 tý, đi ngoài hết chảy máu, hết đau đầu; BN lấy thêm 20 ngày thuốc nữa để củng cố.
* Chú ý: Bệnh sản hậu mòn nếu để lâu không chữa sinh rất nhiều bệnh như: suy nhược cơ thể, đau đầu mãn tính, rối loạn hoặc mất kinh, bệnh đường ruột, táo bón, trĩ, vô sinh thứ phát…
Bài viết đã được đăng ký sở hữu Google Authorsip bởi LY. Nguyễn Đăng Thành và được bảo vệ bởi DMCA. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại bài viết mà không được sự cho phép của LY. Nguyễn Đăng Thành là vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.
Ý kiến của bạn