Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai. Suy dinh dưỡng gồm 2 thể: thấp còi và thể phù. Phòng bệnh suy dinh dưỡng cần xuất phát từ việc chăm sóc bà mẹ mang thai đúng cách, cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng cho trẻ. Dưới đây là 8 nguyên tắc áp dụng phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em:
- Chǎm sóc sức khỏe của bà mẹ ngay khi mang thai: có chế độ ǎn uống đảm bảo nhu cầu protein, năng lượng, vitamin và khoáng chất để phòng chống thiếu năng lượng, thiếu máu, thiếu canxi… Thức ăn đa dạng và có đủ 4 nhóm thực phẩm. Mẹ mang thai cần tăng từ 10-12 cân. Cần khám thai định kỳ, tiêm phòng đầy đủ, theo dõi cân nặng để bổ sung dinh dưỡng kịp thời.
- Cho trẻ bú sữa mẹ trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 – 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng. Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất với bé sơ sinh.
- Cho trẻ ǎn dặm từ tháng thứ 5 . Tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng) và chia làm nhiều bữa. Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm.
- Khi trẻ bị bệnh, không nên kiêng khem quá mức tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn nhiều bữa trong ngày, thức ăn dễ tiêu hóa, đủ dưỡng chất.
- Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ.
- Thực hiện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện.
- Theo dõi cân nặng của trẻ đều đặn hàng tháng, đánh dấu lên biểu đồ phát triển. Trẻ tăng cân là dấu hiệu bình thường, cân nặng đứng yên là dấu hiệu đe doạ, cân nặng giảm là dấu hiệu nguy hiểm. Theo dõi cân nặng bằng biểu đồ phát triển còn giúp ta có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Trẻ suy dinh dưỡng thể thừa cân béo phì phần lớn là do ăn nhiều chất đạm, chất béo, ăn nhiều chất bột đường nhưng có sự mất cân bằng giữa các nhóm chất. Chế độ này có thể nhiều năng lượng nhưng năng lượng lại chủ yếu nằm ở chất béo, chất bột đường. Để phòng trẻ suy dinh dưỡng thể thừa cân nên cho trẻ ăn uống đầy đủ theo nhu cầu, tăng cường các hoạt động thể lực cho các trẻ như đi bộ, đi xe đạp, chạy chơi…để trẻ tiêu bớt năng lượng.
Ý kiến của bạn