Hệ tiêu hoá của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Hầu hết các vấn đề liên quan đến tiêu hoá ở trẻ đều ở mức độ nhẹ. Ví như đau bụng là hiện tượng rất bình thường, đến và đi rất nhanh khi trẻ ăn quá no, hay do tâm lý gắt gỏng cáu kỉnh khi ăn. Song một số dấu hiệu về đường tiêu hoá lại nghiêm trọng hơn
5 Dấu hiệu về bệnh tiêu hoá cần đưa trẻ đi khám
1. Nôn mửa
Trẻ nôn chớ do nhiều nguyên nhân khác nhau như: bị nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn, sốt, ho nhiều, ăn quá nhiều, trẻ lo lắng hay hồi hộp. Ngoài ra bị nôn cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm như: viêm màng não, viêm ruột thừa hay tắc nghẽn đường ruột. Cùng với nôn mửa, trẻ em cũng có thể bị tiêu chảy, đau bụng, hoặc sốt.
Khi nào cần cho trẻ đi khám: Cho bé đi khám nếu trẻ nôn hơn nhiều lần, kèm máu, hoặc trẻ dưới 6 tuổi bị nôn mửa. Ngoài ra đưa trẻ đi khám trong các trường hợp liên quan đến sốt, tiêu chảy, hoặc các dấu hiệu mất nước, trong đó bao gồm:
• Giảm đi tiểu
• Khô môi
• Giảm năng lượng
2. Đau bụng
Đau bụng ở trẻ em có thể là biểu hiện của nhiều bệnh phổ biến như:
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Ngộ độc thức ăn
- Rối loạn tiêu hoá
- Ăn quá nhiều
Ngoài ra đau bụng đi kèm: đầy hơi, co thắt, buồn nôn, hoặc khó chiu, ở các bệnh:
- Dị ứng thức ăn
- Hội chứng ruột kích thích
- Viêm ruột thừa
- Tắc ruột
- Viêm phổi
Khi nào cần đi khám: Nêu cơn đau nghiêm trọng hoặc đau dai dẳng.
3. Táo bón và tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em: tâm lý, chế độ ăn uống ít xơ, thiếu chất lỏng hoặc ít tập thể dục, hội chứng ruột kích thích, bệnh tiểu đường, hoặc do uống thuốc. Các triệu chứng của táo bón bao gồm:
• Đau bụng
• Đau bụng quặn thắt
• Ít đi tiêu hơn bình thường
Khi nào cần đi khám: Nếu táo bón kéo dài, hoặc máu trong phân của trẻ
4. Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh. Nhiều yếu tố có thể kích hoạt bao gồm:
• Dị ứng thức ăn
• Vấn đề với cơ thắt thực quản dưới (LES), một cơ bắp ở phía dưới của thực quản
Khi nào cần đi khám: Bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách tránh các thức ăn có tính kích hoạt như bạc hà, sô cô la, và các loại thực phẩm béo. Dấu hiệu cho thấy bệnh nghiêm trọng khi
• Chậm tăng cân
• Ăn không ngon miệng
• Ói mửa chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng
• Đau bụng hoặc đau ngực
• Các vấn đề về đường hô hấp
• Ho mãn tính
• Trẻ gặp vấn đề về nuốt thức ăn
5. Trẻ ăn uống quá kén chọn, cáu kỉnh khi ăn
Trẻ chỉ ăn một vài món hoăc ăn rất ít là những dấu hiệu cha mẹ cần lưu tâm. Mặc dù là 1 biểu hiện khá mơ hồ của trẻ nhứng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh tiêu hoá. Trào ngược dạ dày hay bệnh nhiếm trùng đường tiêu hoá hoặc tiêu chảy đều khiến trẻ kén ăn.
Ăn ít lại là dấu hiệu của rối loạn ăn uống như chán ăn.
Khi nào cần đi khám: Nếu trẻ tăng cân chậm, nếu trẻ ói mửa hoặc ợ nóng, hay đau bụng trong và sau bữa ăn.
Các vấn đề khác về bệnh tiêu hoá trẻ thường gặp:
- Bệnh Celiac (hệ đề kháng của cơ thể chống lại chất đạm (protein) trong lúa mì và những ngũ cốc khác)
- Tắc ruột
- Viêm tuỵ
- Viêm gan siêu vi
- Viêm loét đại tràng
Ý kiến của bạn