Nguyễn Đăng Thành

QUÊ HƯƠNG TRONG THƠ KHUẤT QUANG THÁI

Qua tập thơ “Sông với biển”

                                                                                            

                                                                                    ĐĂNG THÀNH

Đọc tâp thơ “Sông với biển” cúa Khuất Quang Thái, một cảnh quê đẹp thơ mộng hiện lên trong tâm trí ta, người đọc như thấy chính quê hương mình trong đó, thấy yêu quê hơn. Quê hương trong thơ Khuất Quang Thái là cảnh quê, người quê, tình quê, văn hóa quê, đặc trưng của các vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Phải là người lãng mạn lắm, yêu quê mình lắm anh mới có thể viết nên những câu thơ như vậy

“Quê anh sông mộng bến mơ

Làng chiêm bao thắm bãi bờ biếc xanh

Bốn mùa ríu rít yến oanh

Trăng trong giếng ngọt đất lành chân quê”

    Đất xứ Đoài nổi tiếng cảnh đẹp từ ngàn xưa, nay là trung tâm du lịch Thủ Đô. Tác giả đã khéo léo và tinh tế giới thiệu quê hương Sơn Tây của mình bằng cách chở khách đi đò ngược dòng sông để thưởng ngoạn, để “chạm” Đầm Long, nơi ngọn nguồn sông Tích. Để ngỡ ngàng gặp không gian “bát ngát sen”, một quang cảnh thực nhưng mang tính ước lệ về một miền “cổ tích”, “xanh lơ”…

                              “Đưa em về Sơn Tây

                                Ta ngược dòng sông Tích

Đò chạm Đầm Long bát ngát sen …”

                               “Xanh lơ miền cổ tích”

                               “Bồng bềnh non Tản mây sương”

                               “Tre xanh biếc làng anh đó

                                Trăng vàng ngát gió hương cau”

Trong thơ tác giả ưa dùng các từ “làng”, “quê”, “chân quê”, “nhà quê” và muốn khẳng định về làng quê rất đẹp của mình, để tự tin mời chào

“Nhà quê cổ kính chùa, đình …

Hội xuân ưa thắm duyên tình lứa đôi

Con đò, bến nước bồi hồi

Yến oanh lúng liếng đất trời say mê

Bờ đê bát ngát trăng thề

Em đưa thục nữ về quê không nào ?”

    Từ những câu thơ trên ta dễ dàng nhận thấy tình cảm của tác giả chất chứa trong từng con chữ. Đó là “thắm”, “bồi hồi”, “lúng liếng”, “say mê”, “bát ngát trăng thề” … Câu cuối không đơn thuần là một câu hỏi, tác giả minh chứng cho lời mời hấp dẫn khó có thể chối từ .

Và đây, một nét về miền trung du:

                           “Đất nắng mưa hòa quyện

                            Nảy mầm chè trung du”

“Chắt nắng, lọc mưa, luyện thành búp biếc

                            Kiếp thảo thơm dâng hiến hết mình “

                           “Mướt xanh nương sắn đồi cao” …

Ta bắt gặp một ngõ quê thân quen, bình dị

                              “Ngõ nhà tôi

                              Anh láng giềng mới mất

                              Con trai anh sáng nay vác cày ra đồng

Dáng vóc lực điền ngời gương nặt trẻ …

                             Con gái nhà cô bạn

                             Đứa chị vừa lấy chồng hôm trước

                             Đứa em hôm sau gánh mạ ra đồng

                             Má bỗng ửng hồng thiếu nữ …”

Trong cái bình dị của “ngõ quê” đó tác giả phát hiện thấy sự sống sinh sôi, phát triển , nối tiếp theo qui luật của tự nhiên và con người. Trong tâm hồn tác giả ươm nở một tình cảm rất nhân văn – tình yêu cuộc sống, yêu con người từ những chi tiết bình dị thường nhật

                                            “Xuân về

                                            Ngàn cây cựa lộc”

“Nghe trong nắng mới

                                            Lộc xòe tán tơ …”

Giọng thơ Khuất Quang Thái thủ thỉ, điềm đạm. Cảnh quê thường đẹp giản dị trong ngõ quê, sân đình, cổng làng, cây đa, bến nước… Nhưng đôi khi cảnh quê trong thơ anh bất ngờ đẹp hoành tráng trong không gian vu trụ

“Đêm trung thu nhuốm vàng cõi đất

Ta bên nhau lộng gió triền sông”

    Bằng ngôn ngữ ca dao dân ca, Khuất Quang Thái khắc họa tinh yêu lứa đôi trữ tình, thơ mộng và ước lệ cao

“Nắng mưa thuận, cỏ bình yên

tiếng loan với phượng thắm biêng biếc tình

Hội xuân xem hát sân đình

lời thương thủ thỉ…Giao – Quỳnh quyện nhau”

“Giá như ngày ấy biết nhau

thể nào cũng thắm trầu cau chúng mình”

   Ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh thuyền, đò, sông, bến… Tác giả ẩn dụ nói về con người và tình yêu

“Thuyền duyên đậu bến vô tình

Hình như đây – đấy ta mình lẻ loi”

“Bến sông hai phía giũ gìn

        Có chung đò mới đừng chìm thuyền xưa”…

    Tình quê trong Khuất Quang Thái thật nên thơ và lãng mạn, lãng mạn đến mức tác giả xe duyên cho các nhân vật trong thơ. Sự xe duyên đó cũng là môt cách ngỏ tình thầm kín , tinh tế của chính tác giả với nhà thơ có nhân vật “thục nữ”

“Từ trang thơ em bước ra

                      dịu dàng thục nữ

                                        Trong thơ anh đang có

                   chàng trai quê đa tình

Anh muốn xe duyên cho họ

Em có bằng lòng không ?”

“bờ đê bát ngát trăng thề

           Em đưa thục nữ về quê không nào ?”

    Thật đúng là một chàng trai quê đa tình !

Tác giả tự nhận mình là chân quê và anh tự hào về chất nhà quê của mình

“– Rằng thưa: thân thảo lòng lành

Đi qua mê – lú, ai rành trước sau”

“Rằng anh quê ở xứ Mê

nên trong thăm thẳm lời thề còn nguyên”

    Khuất Quang Thái đau đáu tình yêu quê hương cho nên anh đã gủi gắm tình cảm đó vào cảnh quê. Đọc bài thơ “Em có nghe” ta thấy rất rõ

                                        “Mình về quê đi em

                                          bến sông xưa vẫn đợi

con đò gầy thân thương

                                         Mình về quê đi em

cổng làng đang ngóng đợi

                                         bóng đa già bao dung”

Trong bài thơ “Em có nghe” quê hương hiện ra không chỉ là phong cảnh “trăng quê trong trẻo” mà còn có chuyện vui buồn “sân đình mấy độ nắng mưa …”, có kỷ niệm tuổi thơ vô tư trong sáng

“Ơi ! rồng đá, ơi ! kỳ lân đá

lưng mịn màng yên ngựa tuổi thơ”

    Khái niệm quê hương đối với tác giả gắn với cha mẹ già ngóng đợi, có anh em họ hàng “tứ lân”“chít khăn nhau” khi hiếu lễ

                               “Nhớ không em

Tứ lân nhà mình thời xưa là ruột thịt

viêc hiếu bây giờ còn chít khăn nhau”

    Đặc biệt hơn nữa, khái niệm quê hương của Khuất Quang Thái còn là nơi có mộ tổ, nơi chôn cất, thờ cúng tổ tiên – “Chất quê” của anh thật sâu sắc, thấu đáo và bất ngờ, it thấy ai nói đến trong thơ

                                     “Em về làm dâu

anh chưa đưa em thăm mộ tổ

                                      dẫu qua cuối làng mấy mặt ruộng thôi”

Kết thúc bài thơ là hình ảnh “bến ngóng” và tiếng gọi văng vẳng mãi, vang xa, tha thiết

“Mình về đi

em có nghe

bến ngóng

   tiếng ơi đò !”

     Với bài thơ “Đưa em về Sơn Tây” ta gặp gỡ hình ảnh quê hương thơ mộng, đầy truyền thống lịch sử được đẩy lên thành trìu tượng và khái quát rất cao. Tác giả dùng ngôn ngữ chắt lọc, cô đọng, tài tình

                                    “Đưa em về Sơn Tây

                                     Xanh lơ miền cổ tích

      Đình, đền …lan tỏa việc nước non”

                                    “Tâm linh hòa huyền thoại

 Bồng bềnh non Tản mây sương”

  “Đất thiêng đã duyên long phượng

                                   Khơi nguồn sóng thắm thi ca”

Cũng như nhà thơ Nguyễn Bính, xuất phát từ tình yêu quê hương, tác giả lo lắng về sự thay đổi chớp nhoáng của làng quê. Sự cổ kính ngàn năm thoắt biến mất làm tác giả bâng khuâng

“Về quê bên bến tầm xuân

Bâng khuâng sóng vỗ nỗi gần niềm xa

Đâu nào cải rực vàng hoa

Ríu ran chiền chiện giao hòa thân thương”

“…Làng vừa xóa bến xây cầu

Tầm xuân tình thoắt tan mầu ngàn xưa”

    Ta thấy tác giả buồn về sự đô thị hóa xô bồ và tiếc thương cho cái nón trắng …

“Đường đi nón trắng thưa rồi

Nhởn nhơ ô, mũ …gặp thời khoe duyên

Bán mua giờ chả chờ phiên

Từ làng lên phố liên miên chợ mời

Nón trắng là nón trắng ơi

Ai treo từng chuỗi lưng giời đung đưa”

    Cái ngõ quê nay đã khác nhiều

                                    “Rêu phong xộc xệch lối xưa”

“Lối quê ngang dọc quán hàng

                                     Tóc hoe , váy xẻ …

                       nghênh ngang đã thường

Nghe đâu làng xắp hóa phường

                                     Trai quê chê ruộng

                              chọn đường ly nông”

     Khuất Quang Thái rất thất vọng về sự lai căng, kệch cỡm, qua đó toát lên tình yêu quê của anh

                      “Ơi ! Cánh đồng xanh chạm đô thị hóa

                                          Nghe – Nhìn …Nhòe nét tỉnh quê

                                          Câu dân ca va vào nhạc rốc

                                          Xác phố, hồn làng, đây đó đa mang”

                                          “Đầu đình vẫn ánh trăng soi

                                          Trúc xinh về búi gió đòi bứt ra”

     Đô thị hóa là vấn đề khó diễn tả, dễ thành khô khan . Thế nhưng đọc những câu thơ trên ta thấy tác giả khéo léo thể hiện thông qua các hình tượng: cánh đồng xanh “ chạm” đô thị hóa , dân ca “va” vào nhạc rốc , “nhòe” nét tỉnh quê , gió đòi “bứt” ra , hoặc “xác phố, hồn làng” ; thật nhẹ nhàng , mềm mại , tinh tế , nhưng lột tả được những mặt trái của đô thị hóa – rất đáng kính nể !

Tác giả đau trước sự mất mát của văn hóa chân quê, đặc biệt là tình cảm con người không còn gắn bó , đạo đức suy thoái, sự đời tráo trở

“ Ao chùa chưa rạc mùa sen

Giếng làng ai phải đánh phèn người ơi !

Láng giềng phá dậu mùng tơi

Thành Hoàng có tỏ sự đời éo le

Ao đình bèo dạt từng bè

Tìm đâu xxanh biếc lũy tre quanh làng”

“ Láng giềng xưa lắm lối sang

Bây giờ lòng đã then ngang đóng cài”

     Chúng ta hãy nghe Khất Quang Thái đả kích cái thói giả dối, mặt trái cơ chế thị trường của cuộc sống hiện đại trong các lễ hội (lễ hội đánh cá)

“Vui hay buồn , hỡi nhân gian

Sông mua cá chợ , diễn màn đả ngư”

     Tự nhận mình ở “xứ Mê” , “nhà quê”, anh hay đặt hai mặt đối lập với nhau như “Phố – Làng”, “ Tỉnh”- “ Mê” để so sánh và cảm nhận về mặt trái của cuộc sống đô thị hóa làng quê

“Có lần trôi quá xứ mê

đò vào phố tỉnh, bốn bề long lanh

gặp gì cũng thấy…mong manh

phấn son lóng lánh…sự lành, dường như …

Tròng trành va sóng tương tư

nghe trong cõi tỉnh ? Dường như…ít lành…”

    Ta bất ngờ bắt gặp câu thơ hay, hình tương nghệ thuật điển hình

“Bến sông lửa khói ngút trời

Thì ra tại đám đốt lời thề xưa”

    Và tác giả lo lắng cho tương lai

                                                       “Ấy là …

Tôi nhớ ngày mai

Người dưng , ai biết thắm – phai thế nào

Mướt xanh nương sắn đồi cao

Tằm ơi ! Còn chuốt tơ nào rưng rưng …”  

     Hóa ra chốn nhà quê mà tác giả gọi là“Xứ Mê” lại là tỉnh, còn “ xứ Tỉnh” thì lại mê – Một cách chơi chữ thật độc đáo để tôn vinh giá trị “ nhà quê”

“Rằng anh quê ở xứ Mê

Nên trong thăm thẳm lời thề còn nguyên”

“Tưởng là trầu thắm duyên cau

Hóa ra xứ tỉnh nhuốm màu mê thôi”

     Quê hương trong thơ Khuất Quang Thái không phải để nói chơi. Trong cảnh quê , tình quê luôn gắn với triết lý sâu săc về sự đời để tỉnh ngộ giá trị cuôc sống , lẽ sống

“Bấy nay trăng bị bỏ quên

                                         Bây giờ mới ngẩng

                         dịu êm vẫn ngời

    Ngàn thu trong sáng đất trời

           Ngộ ra thời thế, thế thời phù du”

    Nhiều cảnh quê trong thơ Khuất Quang Thái là sự suy ngẫm về thế sự

“Lẽ trời thoắt những nắng mưa

Đỏ đen, yêu ghét sớm trưa xoay vần”

    Cách nói thế sự của anh cũng thật nhẹ nhàng nhưng ngẫm ra thì sâu sắc

“Sóng sông quê, gắng giữ dịu dàng

Chiếu chèo làng, chưa cũ tích xưa”

“Thân thế dây dưa mặt phố lòng làng

                                Qua cầu là nhớ đò giang

Dẫu phí về – sang, đã thành luật lệ”

     Bằng ngôn ngữ cô đọng, xuyên suốt toàn bộ tập thơ “Sông với biển” của Khuất Quang Thái là hình ảnh quê hương xứ Đoài Sơn Tây đẹp như trong    “mộng mơ”, một làng quê ước lệ với những cảnh con đò, bến nước, đình chùa …để ai cũng thấy làng mình trong đó . Một làng quê “bát ngát hương cau”, những con người “chân quê” cùng với những nét văn hóa quê bình dị mà sâu lắng, thắm đượm tình người. Cái làng quê đẹp như trong mộng ấy đang bị tổn thương bởi cơn lốc đô thị hóa xô bồ.

Thông qua tác phẩm ta thấy chân dung của tác giả hiện lên dịu dàng, tinh tế, có một tình yêu sâu sắc với quê hương, làng quê và con người. Thơ Khuất Quang Thái thể hiện tình yêu tha thiết bản sắc dân tộc. Hầu hết các bài thơ của anh đều có tư tưởng triết lý bên trong. Anh sử dụng nghệ thuật ngôn ngữ cô đọng và điêu luyện. Tuy nhiên do quá ham triết lý nên một số bài thơ bị vụn và khô cứng. Điều đó cũng là lẽ tất yếu bởi anh vẫn đang trên con đường tìm tòi phương pháp thể hiện nghệ thuật cho chính mình. Nhưng tôi tin: với nhưng kết quả anh đang có, sự nhậy cảm trong nghệ thuật và sâu sắc trong tư duy , Khuất Quang Thái sẽ hoàn thiện hơn phong cách thơ của mình. Đó là dòng thơ về làng quê chất chứa đầy cảm xúc và triết lý sâu xa.

 

                                                   Sơn Tây , tháng 4 năm 20011

                                                              N Đ T

Ý kiến của bạn

Phản hồi của người bệnh

Sau khi uống thuốc của bác, con cháu có triển biến rõ rệt, mất khoảng 3, 4 đợt dùng thuốc thì gần như không còn hiện tượng lên cơn hen nữa. Sau khoảng 6 tháng thì bệnh tình con cháu đã giảm gần hết - THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN - 

THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN

Hà Thế Thiện

Phú Thọ

Năm 2013 tôi phát hiện bị bệnh viêm tụy, đã uống thuốc tây nhưng không đỡ. Tháng 8 tôi về nước đến trực tiếp nhà thuốc LANG TÒNG lấy thuốc. Sau thời gian ngắn, bệnh viêm tụy của tôi thuyên giảm, cơ thể dần khỏe mạnh, không còn những cơn đau khủng khiếp hành hạ. THƯ CẢM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH VIÊM TỤY

Thư cám ơn chữa khỏi bệnh viêm tụy

Phạm Minh Huệ

Nước CH – BA LAN

Năm 1993 tôi đã nghe mọi ngợi nói về Cụ Lang Tòng,  tôi sang nhà cụ cắt có 3 thang thuốc, uống được 7 ngày sau thì cháu đứng dậy đi men được 2 bước, đến tuần thứ hai thì cháu biết đi hẳn. THƯ CẢM ƠN CHƯA KHỎI BỆNH SUY DINH DƯỠNG

Cảm ơn của Bà Đỗ Thị Thuỷ có con mắc Bệnh suy dinh dưỡng

Đỗ Thị thủy

Phú Thọ

Chứng nhận giải thưởng

Đông Y Lang Tòng
Giải nhà thuốc gia truyền Đông Y Lang Tòng
Đĩa vàng sáng tạo – Đông y Lang Tòng
Tôn vinh lương y tiêu biểu