Trẩu hay là một loài cây mộc bản địa ở Đông Nam Á và Hoa Nam. Vỏ trẩu được dùng trong y học cổ truyền làm thuốc chữa nhức răng.
Mô tả:
Cây gỗ chỉ cao tới 8m, không lông, có nhựa mủ trắng. Lá có phiến xoan hay hình tim, dài 8-20cm, rộng 6-18cm, có thể nguyên hay phân 3-5 thuỳ sâu, gân từ gốc 5; ở gốc lá và nách các gân thường có tuyến. Cụm hoa chùm hay chuỳ; hoa màu trắng hoặc hơi hồng nhạt; hoa đực có đài cao 1,5cm, cánh hoa cao 13-15mm, có đĩa mật; nhị 7-10; hoa cái có đài và tràng giống hoa đực; các vòi nhuỵ xẻ đôi; bầu có 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn. Quả hình cầu thường có 3 gờ nổi rõ, mặt vỏ quả thường nhăn nheo.
Bộ phận dùng:
Hạt và vỏ cây .
Nơi sống và thu hái:
Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam thường được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc tới Nghệ An, Hà Tĩnh để làm cây cho bóng má và cũng để lấy hạt. Thu hái vỏ cây vào mùa xuân, hạt lấy ở quả già. Dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học:
Hạt chứa 35% dầu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Vỏ được dùng chữa đau răng, sâu răng. Hạt được dùng chữa mụn nhọt, chốc lở. Dầu hạt có thể chế dầu ăn.
Ðơn thuốc:
1. Chữa chốc lở, mụn nhọt: Nhân hạt đốt thành than, tán bột, hoà với mỡ lợn. Ngày bôi nhiều lần.
2. Chữa đau răng, sâu răng: Vỏ cây Trẩu, vỏ cây Lai, rễ Chanh, rễ Cà dại, sắc đặc ngậm, nhổ nước, ng
Ý kiến của bạn