BỆNH SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM
Trẻ suy dinh dưỡng trẻ em là trẻ trong cơ thể thiếu chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất,… ) do nhiều nguyên nhân như nuôi dưỡng không tốt hoặc là hậu quả của một bệnh nhiễm khuẩn.
Triệu Chứng Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em
- Trẻ chậm tăng cân, đứng cân hoặc sút cân, gầy ốm, xanh xao, da nhăn nheo, hoặc sơ sinh nhỏ cân.
- Trẻ suy dinh dưỡng thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, bụng to dần (bụng cóc).
- Trẻ hay buồn bực, quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu (vành khăn), ít vui chơi, kém linh hoạt, chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng.
Nguyên Nhân trẻ suy dinh dưỡng
- Bà mẹ thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, phương pháp nuôi dưỡng gây suy dinh dưỡng trẻ em.
- Do chế độ dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng.
- Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng của bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
- Bà mẹ bị bệnh, hoặc bị thiếu dinh dưỡng trong lúc mang thai.
- Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
Làm thế nào để nhận biết trẻ suy dinh dưỡng?
Theo dõi cân nặng hàng tháng là cách tốt nhất để nhận ra đứa trẻ bị suy dinh dưỡng hay không. Trẻ bị suy dinh dưỡng khi không tǎng cân, nhẹ cân hơn đứa trẻ bình thường cùng tuổi.
Phòng bệnh suy dinh dưỡng
- Phụ nữ có thai cần đạt mức tăng 10-12 cân. Khám thai, tiêm phòng đầy đủ.
- Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.
- Cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tăng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ăn nhiều bữa.
- Bữa ăn dinh dưỡng: cung cấp năng lượng, vitamin, chất khoáng và chất xơ chất đạm, béo, nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ăn ngon miệng.
- Cha mẹ cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ để phát hiện sớm bênh suy dinh dưỡng ở trẻ và kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
- Những trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, tiêu chảy hay viêm đuờng hô hấp cũng nằm trong nhóm mắc bệnh suy dinh dưỡng cao, cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ.
>>> Tìm hiểu thêm về bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em
NHÀ THUỐC ÐÔNG Y LANG TÒNG ÐIỀU TRỊ
|
BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH – BỆNH SUY DINH DƯỠNG
Bệnh còi xương, suy dinh dưỡng:
1. Bà Đỗ thị Thủy có con gần 3 tuổi bị suy dinh dưỡng, chưa biết đi, chân tay mềm yếu, teo nhẽo- uống thuốc 3 đợt thì cháu đi được.
2. Ông Nguyễn Như Nhật 65 tuổi ( xóm Giữa- tổ dân phố 1- phường Trung Sơn Trầm- Sơn Tây) kể:
Năm 1979 Tôi đang lái xe ở Tây Nguyên (Đoàn 59- Binh Trạm 46- Quân Đội) thì gia đình gọi điện thông báo con tôi là Nguyễn Như Thông 3 tuổi ốm nặng, không có hy vọng sống. Tôi vội vàng xin nghỉ phép ra Bắc và đưa cháu đến nhà thuốc Cụ Lang Tòng, lúc đó cháu bị lên sởi chạy vào phổi, gầy yếu quá, 3 tuổi mà không ngồi được, không đi được… sau 3 tháng chữa trị thì cháu có da có thịt, khỏe và đi được…Nay sau 33 năm Tôi lại đưa cháu Nguyễn Như Yến 7 tháng tuổi (chính là con của Nguyễn Như Thông) ra chữa ở nhà thuốc Cụ Lang Tòng, cháu Yến bị đi ỉa mãn tính, ngày đi ngoài 7-8 lần (đã chữa thuốc tây nhiều không có kết quả)
Bài viết đã được đăng ký sở hữu Google Authorsip bởi LY. Nguyễn Đăng Thành và được bảo vệ bởi DMCA. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại bài viết mà không được sự cho phép của LY. Nguyễn Đăng Thành là vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.
Con nhà tôi gần 5 tuổi, nhưng cháu ăn ít và lười ăn. Con tôi có thể dùng thuốc của nhà thuốc ko ạ?
Bạn vui lòng gọi điện tới nhà thuốc để nhà thuốc nắm được chi tiết tình hình sức khỏe của bé