MỒ HÔI TRỘM Ở TRẺ
Mồ hôi trộm tiết ra từ tuyến mồ hôi được điều hành bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Khi hệ thần kinh này bị kích thích sẽ thúc đẩy tuyến mồ hôi thải ra mồ hôi ở lưng, trán, bàn tay, bàn chân,.. xảy ra nhiều nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi ngủ.
Thành phần chính của mồ hôi trộm là nước, còn lại là muối và các chất cặn bã mà cơ thể cần thải ra ngoài. Hiện tượng xảy ra thường xuyên khiến trẻ mệt mỏi và khó chịu, lâu dần là suy kiệt. Được xếp vào chứng “hãn” trong đông y, mồ hôi trộm được chia thành hai thể: đạo hãn và tự hãn.
Nguyên nhân Mồ hôi trộm
- Do môi trường: do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho con mình, hoặc phòng ngủ quá bí hơi không có chỗ thông gió tạo nên sự nóng bức ngột ngạt, làm trẻ em khi ngủ cảm thấy khó chịu nên rất dễ toát mồ hôi. Khi đó chỉ cần cải thiện môi trường nơi bé ngủ.
- Hệ thần kinh của bé chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Bởi mồ hôi bài tiết nhiều hay ít là tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh.
- Bé không cứng cáp, có dấu hiệu của còi xương.
- Thiếu Vitamin D : do 2 nguyên nhân chủ yếu
Do thiếu ánh nắng mặt trời: Do chật hẹp, hoặc do tập quán giữ trẻ trong nhà, không cho tiếp xúc với ánh sáng, mặc quá nhiều quần áo , hoặc do thời tiết vào mùa đông, hạn chế việc trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Do ăn uống: Trẻ ăn sữa mẹ ít bị còi xương hơn trẻ ăn sữa nhân tạo do tỉ lệ can xi trong sữa mẹ là sinh lý nên giúp cho cả Canxi và phốt pho được hấp thu dễ dàng hơn. Cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột cũng có thể gây còi xương vì trong bột có chất gây cản trở hấp thu Canxi ở ruột.
Theo đông y, đạo hãn là mồ hôi tự ra khi trẻ ngủ, nguyên nhân do âm hư không thể nuôi dưỡng tốt phần lý nên tân dịch dễ thoát ra bì phu cơ nhục. Còn tự hãn: mồ hôi thường thấy trong lúc thức ở mọi trạng thái, nguyên nhân do dương hư làm cho biểu (phía bên ngoài cơ thể, biểu bì ) không vững chắc không liễm hãn (không giữ mồ hôi ), cố biểu ( bền chặt ) làm mồ hôi dễ toát ra.
Bệnh mồ hôi trộm thường liên quan đến bệnh cam, hay gặp ở trẻ bị cam
Dấu hiệu trẻ đổ mồ hôi trộm
- Trẻ quấy khóc
- Ngủ không yên giấc, hay giật mình, nguyên nhân chủ yếu là do thần kinh bị kích thích, hoạt động nhiều về đêm.
- Ra mồ hôi nhiều ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc ngủ
- Trẻ hay rụng tóc vùng gáy
Điều trị Mồ hôi trộm theo Đông Y
Nguyên tắc điều trị của đông y là phải ích âm, ôn dương cố biểu, liễm hãn (cầm mồ hôi), đồng thời bù tân dịch.
Xin giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm của nhân dân Quảng Bình dùng chung cho cả hai thể của mồ hôi trộm: rau má 10g; râu ngô 5g; mã đề 5g; kim ngân hoa 3g; thảo quyết minh sao 3g; lá dâu 10g. Tất cả đem sắc cho trẻ uống ngày 1 thang, uống liên tục 5-7 ngày sẽ cho kết quả.
Chú ý: Nên cho trẻ uống đủ nước, mẹ và trẻ không nên ăn đồ cay nóng và những thức ăn có tính chất kích thích ra mồ hôi như gừng, ớt, hạt tiêu…
NHÀ THUỐC ÐÔNG Y LANG TÒNG ÐIỀU TRỊ
|
BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH
Mồ hôi trộm kèm theo Cam mồm
Vũ Diệu Anh 18 tháng: 9,5kg; (Mẹ là Vũ Thị Nhung 22 tuổi, ở xã Mai Phia, tp Lạng Sơn; khám 21/9/2011)
Bị ra mồ hôi trộm mấy tháng nay, đêm ngủ mồ hôi ướt hết đầu; ngủ trằn trọc khó chịu, hay nằm úp, rất kém ăn.Hơn tuần nay viêm sưng đỏ chân răng, lợi sưng to, chạm nhẹ là chảy máu, lưỡi trắng có những nốt nhiệt; về chiều sốt 38 độ; mồm rất hôi, không chịu ăn gì; đi ngoài bình thường.Đến khám lấy thuốc uống 2 ngày thì hết sốt, đỡ mồm, bắt đầu ăn được; sau 1 tuần thì hết nhiệt miệng, ngủ ngon và gần hết mồ hôi trộm; uống thêm 20 ngày thuốc nữa để củng cố và chữa thêm bệnh kém ăn.
Bài viết đã được đăng ký sở hữu Google Authorsip bởi LY. Nguyễn Đăng Thành và được bảo vệ bởi DMCA. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại bài viết mà không được sự cho phép của LY. Nguyễn Đăng Thành là vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.
Ý kiến của bạn