MẨN NGỨA Ở TRẺ EM
Mẩn ngứa là bệnh viêm da thường thấy ở trẻ em, nguyên nhân rất phức tạp, nhưng gần đây người ta cho là bệnh có tính di truyền, thường gặp ở trẻ béo, có cơ địa hay bị dị ứng.
Triệu chứng mẩn ngứa
Phần lớn là trẻ sau khi sinh 1-2 tháng bắt đầu phát bệnh cho đến 2 tuổi dần mất đi
- Biểu hiện mới đầu là hai má bị ngứa , trẻ thường lắc, cọ đầu hoặc dùng hai tay để gãi
- Sau đó là những nốt mẩn như hạt gạo rồi mọng nước, mọng nước vỡ ra sẽ chảy nhiều nước vàng, sau đó đóng vảy
Bệnh có khi nhẹ có khi nặng nhưng rất ngứa, trẻ thường quấy khóc, ảnh hưởng đến ăn, ngủ và sự phát triển của trẻ.
NGUYÊN NHÂN mẩn ngứa
Đông y cho rằng mẩn ngứa là do nóng ngăn ở trong, ngoại cảm như nóng, gió độc, ẩm gây bệnh xâm nhập vào cơ da mà thành, trong đó “ẩm” là nhân tố chủ yếu. Do ẩm gây bệnh dính nhớt, nặng đục dễ biến đổi, do vậy bệnh hay kéo dài, hình thái không cố định.Bệnh mạn tính là do dinh dưỡng không đầy đủ, nóng ẩm lưu đậu, dẫn tới huyết hư thương tổn âm, hóa khô sinh phong, gió khô nóng ẩm uất kết, da mất nuôi dưỡng, do sự phát sinh của mẩn ngứa có liên quan đến ăn uống, bệnh lại kéo dài, cần điều dưỡng dài ngày nên phương pháp chữa trị mẩn ngứa bằng ăn uống là rất quan trọng.
Đối tượng mắc bệnh
Trẻ sơ sinh – đối tượng chính
Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, trong đó có thời tiết. Gần đây, người ta nhận thấy những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da… là những đối tượng có nguy cơ cao nhất.Thường thì những trẻ 1-2 tháng tuổi đã bắt đầu có biểu hiện mẩn ngứa. Một số trẻ sẽ tự “thải loại” căn bệnh này khi dần lớn lên, khoảng 2 tuổi trở lên. Thường thì bộ phận “giở chứng” đầu tiên là hai má: Trẻ bị ngứa ở vùng da này, khiến trẻ thường xuyên phải lắc cọ đầu hoặc dùng hai tay gãi thật lực.
Sau một thời gian, trên má trẻ nổi những nốt mẩn như hạt gạo, sau đó hình thành những mọng nước. Rồi những mọng nước này vỡ ra, chảy nhiều nước vàng, và đóng vảy. Suốt quá trình này, trẻ rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không ăn không ngủ được, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể lực.
PHÒNG TRÁNH mẩn ngứa
Theo Đông y, mẩn ngứa là tình trạng xảy ra do hiện tượng bị nóng từ bên trong cơ thể; cũng có thể do ngoại cảnh tác động như hít phải gió độc, ẩm, từ đó bệnh tật xâm nhập vào cơ da mà thành (trong đó “ẩm” là nhân tố chủ yếu).
Ở một số trẻ, bệnh diễn biến trở thành mãn tính thường do không có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nóng ẩm lưu đậu trong cơ thể, dẫn tới huyết hư thương tổn âm, hóa khô sinh phong, gió khô nóng ẩm uất kết, da mất nuôi dưỡng. Sự phát sinh của mẩn ướt có liên quan đến ăn uống, cho nên bệnh kéo dài, cần điều dưỡng dài ngày. Vì thế, phương pháp chữa trị mẩn ngứa bằng ăn uống là rất quan trọng.
- Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc cha mẹ phải luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ; không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công. Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương. Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
- Trước tiên bạn phải cách lỳ bé khỏi các tác nhân gây dị ứng như thảm len, áo lông, thảm trải sàn có nhiều bụi bặm. Không nên cho bé ra ngoài trời gió hay nơi có nhiều phấn hoa có thể trẻ sẽ bị dị ứng phấn hoa.
- Hạn chế tiếp xúc các con vật nuôi dễ gây dị ứng hay lây bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ như chó mèo. Có thể một số ký sinh trùng, hay bệnh tật từ mèo sẽ lây sang trẻ nhỏ.
- Những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Trẻ không nên ăn quá nhiều, mẹ đang trong thời kỳ cho con bú cũng cần kiêng đến khi trẻ khỏi hoàn toàn mẩn ngứa.
CHĂM SÓC TRẺ
- Da phải bảo đảm sạch sẽ, tránh bị kích thích (như gãi, phơi nắng), quần áo phải rộng, mềm mại.
- Tránh những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm như các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua hoặc những thức ăn tanh. Người mẹ cho con bú cũng cần kiêng ăn những loại thức ăn mà bé dị ứng.
- Giữ tiêu hóa luôn bình thường, tránh ăn no quá. Trẻ bị bệnh nên ăn nhạt để tránh tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể.
- Dùng dầu thực vật có thể tăng thêm acid béo không bão hòa, có thể giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.
- Tránh dùng xà phòng rửa da sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm. Nếu vảy hơi dày có thể dùng dầu gai bôi lên cho mềm da.
- Nếu đắp chăn quá dày sẽ gây ngứa, không nên dùng chăn len, mặc áo len.
ĐIỀU TRỊ mẩn ngứa
Khi trẻ bị mẩn ngứa, một vài món ăn sau có thể góp phần cải thiện tình hình: Mướp 30g, rửa sạch thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã, nước; Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g cùng nấu canh dùng uống; Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn; Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn; Cá trạch tươi luộc bỏ bã ăn canh; Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn; Sinh ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo; Xích đậu, bí xanh lấy vỏ, mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên; Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên. Cũng có thể cho trẻ ăn cháo đậu xanh.
Một số thói quen cần tránh, đó là: Tránh dùng xà phòng rửa da vì sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm. Nếu vẩy hơi dầy có thể dùng dầu gai bôi lên cho mềm da; Không đắp chăn quá dày vì sẽ gây ngứa, không nên dùng chăn len hoặc không nên mặc áo len; Không nên dùng loại kháng sinh có tác dụng phụ gây dị ứng, nên thử cẩn thận trước khi tiêm, hết sức thận trọng khi dùng đường uống.
NHÀ THUỐC ÐÔNG Y LANG TÒNG ÐIỀU TRỊ
|
BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH
Đinh Công Quân 7 tuổi (ông ngoại là Vũ Đình Thuần 62 tuổi, số nhà 33 Trạng Trình, thị xã Sơn Tây, HN; ĐT 04.33834370; khám 09/3/2013; bệnh án 59-106) bị nổi các nốt nhu rôm khắp người đã hơn 1 tháng nay, các nốt mẩn đỏ, ngứa gãi.
Nhà Thuốc điều trị 1 tuần thì khỏi. Ngày 20/3/2013 ông Thuần mách cô Trương Thị Tuyên 33 tuổi ở số nhà 2/2 Trạng Trình đến lấy thuốc cho con là Trần Đức Anh 2,5 tuổi, cũng bị ngứa nổi nốt giống cháu Quân (bệnh án của cháu Đức Anh: 59-166).
– trẻ sơ sinh ngứa:
Cháu Duy 20 ngày tuổi (ở Thượng Cốc, Phúc Thọ, HN; khám 03/7/2006; bệnh án 27-210) bị nổi các nốt đỏ rực to bằng đầu tăm khắp người, đặc biệt khắp đầu nổi dày đặc; các nốt chưa bị lở loét, không sốt, không quấy khóc, bú bình thường.
Rất đặc biệt là mặc dù mới có 20 ngày tuổi nhưng cháu cứ lắc đầu liên tục và dụi đầu vào gối liên tục – có lẽ do ngứa quá.
Nhà Thuốc cho uống thuốc 1 tuần thì khỏi; nhưng 4 tháng sau thì lại bị y như trước – vào ngày 06/11/2006 mẹ cháu đến cắt thuốc 1 tuần nữa.
Bài viết đã được đăng ký sở hữu Google Authorsip bởi LY. Nguyễn Đăng Thành và được bảo vệ bởi DMCA. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại bài viết mà không được sự cho phép của LY. Nguyễn Đăng Thành là vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.
Ý kiến của bạn