BỆNH SỞI
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở trẻ em, gây ra do một loại virus có họ Paramyxoviridae. Bệnh xảy ra quanh năm với sự lây truyền cao theo đường hô hấp. Biểu hiện khởi đầu là sốt, viêm kết mạc, chảy nước mũi, ho và có nốt koplik ở niêm mạc miệng
TRIỆU CHỨNG sởi
Triệu chứng lâm sàng của bệnh sởi diễn ra qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: Khoảng 4-12 ngày, một số ít trường hợp có thể ủ bệnh 7-10 ngày. Giai đoạn này bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng gì.
- Giai đoạn xâm nhập (nội ban): Kéo dài khoảng 3-5 ngày, biểu hiện lâm sàng là sốt nhẹ hoặc vừa, ho nhiều, đi ngoài lỏng và mắt đỏ có dử mắt, ngại ánh sáng. Sau khoảng 24 giờ sẽ có những hạt Koplik ở niêm mạc miệng.
- Giai đoạn toàn phát (phát ban): Kéo dài 6-10 ngày, biểu hiện thường là sốt tăng cao có khi tới 40 độ C, ban đỏ dạng dát sẩn mọc từ sau tai, sát chân tóc rồi lan ra vùng dưới cằm, toàn bộ mặt, rồi đến cổ, phần trên cánh tay, ngực. Sau 24 giờ ban lan ra sau lưng, xuống bụng, đùi, cẳng chân và sau 2-3 ngày sẽ xuống bàn chân.
NGUYÊN NHÂN
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút sởi (thuộc nhóm paramyxovirus) gây ra. Bệnh hay gặp vào mùa xuân khi có điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh rất dễ lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp nhờ các giọt nhỏ của dịch mũi họng, nước bọt bay vào trong không khí.
Các biến chứng thường gặp do sởi
Các biến chứng thường gặp là viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não, cam tẩu mã, viêm ruột kéo dài dẫn đến tình trạng tiêu chảy liên tục, loét giác mạc, suy dinh dưỡng.
Biến chứng nguy hiểm
Chăm sóc không đúng cách, sởi có thể gây những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Sởi có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, gây thân thần phân liệt, trầm cảm….
Đối với trẻ em, nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ mắc sởi cao, nhưng nhưng rồi bệnh sởi lại là thủ phạm gây suy dinh dưỡng hoặc làm cho tình trạng suy dinh dưỡng nặng thêm. Trong thời gian bị sởi, trẻ thường kém ăn (nhất là những trẻ bị mọc nốt sởi trong họng), hơn nữa, nhiều trẻ lại bị ỉa chảy trong thời gian này nên tình trạng suy dinh dưỡng càng nặng hơn.
Ngoài ra, bệnh sởi còn gây biến chứng gây viêm đường đường tiêu hóa (trẻ thường bị đia ngoài sống phân, tiêu chảy); bị biến chứng viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi…
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi
- Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm. Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ.
- Những trẻ xuất hiện các biểu hiện bệnh lý nên được cách ly ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Khi trẻ chưa xuất hiện các biến chứng kể trên, không nên cho trẻ dùng kháng sinh. Việc điều trị chủ yếu là khắc phục trị triệu chứng như uống thuốc hạ sốt, vệ sinh toàn thân, răng miệng, mắt (nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý).
- Trẻ cần được ăn đầy đủ thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống đủ nước. Cho bé ăn nhẹ, đủ chất; uống nhiều nước (dung dịch oresol, nước quả tươi) khi trẻ sốt cao, tiêu chảy. Với trẻ đang bú, tiếp tục cho bú mẹ. Trẻ đang ăn bổ sung, ngoài sữa mẹ cần ưu tiên trẻ khẩu phần đủ chất dinh dưỡng nhất là những thực phẩm giàu protid và caroten. Ngoài ra, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm ho.
- Khi có biến chứng, có thể dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của thầy thuốc và uống bổ sung vitamin A để tránh khô giác mạc. Tránh cho trẻ dùng corticoid.
- Bệnh nhi phải được ở nơi thoáng mát, ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, không nên kiêng khem quá mức, sẽ dễ gây tình trạng thiếu các vi chất ở trẻ. Hằng ngày vệ sinh da dẻ, răng – miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da: rửa mặt, lau mắt, lau người bằng nước ấm; thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch, mềm (nhúng nước đã đun sôi để nguội). Với trẻ lớn, cho súc miệng nước muối (pha loãng có độ mặn như nước mắt). Nhỏ mắt, nhỏ mũi thuốc kháng sinh.
Chú ý theo dõi thân nhiệt hằng ngày của trẻ, nhất là khi sởi bay có thể xảy ra biến chứng. Khi sởi bay mà trẻ vẫn sốt cần phải nghĩ đến biến chứng và đưa trẻ đi bệnh viện ngay.
Để phòng bệnh, bạn nên đưa trẻ đi tiêm phòng vacxin sởi đúng quy định. Tiêm mũi 1 khi trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi 2 trong chiến dịch tiêm nhắc lại vacxin sởi.
NHÀ THUỐC ÐÔNG Y LANG TÒNG ÐIỀU TRỊ
|
Bài viết đã được đăng ký sở hữu Google Authorsip bởi LY. Nguyễn Đăng Thành và được bảo vệ bởi DMCA. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại bài viết mà không được sự cho phép của LY. Nguyễn Đăng Thành là vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.
Ý kiến của bạn