BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM
Hen suyễn là bệnh mãn tính của đường thở làm đường thở trong phổi của trẻ bị viêm và hẹp lại. Khi trẻ em tiếp xúc với một số yếu tố đặc biệt (yếu tố gây cơn), tình trạng viêm-hẹp đường thở sẽ tăng lên, tăng đến mức lên cơn hen: cảm thấy tức ngực, khó thở, ho, khò khè.
Nguyên nhân Hen suyễn
- Di truyền: Cha mẹ hoặc thành viên trong nhà có tiền sử hen suyễn thì các bé cũng dễ bị bệnh này. Nếu cha hoặc mẹ bị suyễn, nguy cơ bệnh hen suyễn ở trẻ là là 1/3.
- Sống ở đô thị: Những bé lười ra ngoài, ở nhiều trong nhà; sống trong vùng không khí chất lượng kém; sống gần nơi có lưu lượng xe cộ đông đúc dễ mắc hen suyễn.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất dùng trong nông nghiệp, làm tóc hoặc sản xuất.
- Bé nhẹ cân hoặc tăng cân quá mức: mắc trào ngược dạ dày thực quản.
- Các yếu tố gây dị ứng bao gồm phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, phân gián, bọ ve trong bụi, nấm mốc…
- Không khí lạnh, gió mưa thay đổi đột ngột.
- Thuốc men: bao gồm thuốc aspirin và thuốc kháng viêm steroid.
- Chất bảo quản trong thực phẩm: chất làm ngọt nhân tạo như Aspartame và phụ gia như sulfit có thể làm tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ em.
- Phản ứng dị ứng với thực phẩm: có thể bao gồm lạc, động vật có vỏ như sò, ốc và thậm chí cả trứng và sữa bò.
Triệu chứng Bệnh hen suyễn
- Ho tái đi tái lại nhiều lần, nhất là khi chỉ xuất hiện hay trở nặng hơn về ban đêm
- Khò khè , cơn khó thở tái phát. Nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố nào đó như thay đổi thời tiết, thức ăn,…Khi này bạn cần cho trẻ đi khám
- Đau ngực
- Đối với trẻ dưới 2 tuổi rất khó để có thể chẩn đoán xem trẻ có bị mắc bệnh hen suyễn hay không, bởi vì hiện tượng thở khò khè, khó hở không chỉ xuất hiện khi bị hen suyễn mà còn xuất hiện trong một số bệnh khác liên quan đến đường hô hấp. Trong thực tế, nhiễm siêu vi đường hô hấp cũng có thể là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho trẻ thở khò khè.
Phòng bệnh hen suyễn
Nếu như căn bệnh hen suyễn là do di truyền thì không có biện pháp nào có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm tối thiểu mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, nếu thực hiện theo những chỉ dẫn sau:
- Không để trẻ hít phải khói thuốc lá. Về bản chất, khói thuốc lá không gây dị ứng nhưng khi hít vào nó sẽ gây sưng phổi.
- Ngay từ lúc mang thai, người mẹ cần tránh thuốc lá, rượu, chất gây nghiện.
- Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm: Những chất gây ô nhiễm không khí như ozone có thể gây sưng phổi và khiến cho việc thở trở nên khó khăn hơn với những người có đường hô hấp nhạy cảm.
- Giảm thiểu các yếu tố làm tăng cơn hen trong nhà: như bụi, nấm mốc, gián, lông động vật. Tránh để bé tiếp xúc với nước hoa, keo xịt tóc, sơn hoặc các chất tẩy rửa gia dụng.
>>> Tìm hiểu thêm về bệnh hen phế quản ở trẻ em.
NHÀ THUỐC ÐÔNG Y LANG TÒNG ÐIỀU TRỊ
|
BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH
Bệnh hen phế quản dạng suyễn (1):
Đinh Kim Chi 8 tuổi ( ở Hà Đông, HN, bố là cán bộ huyện Phúc Thọ HN; khám 23/9/05) bình thường cũng bị bệnh suyễn, khó thở khi thay đổi thời tiết là bị hen suyễn rất nặng, đờm đặc nhiều…Điều trị 3 tháng thì khỏi, nhưng vài tháng lại bị nhẹ phải uống thuốc 1-2 tuần. Năm 2010 bị lại nhưng nhẹ hơn năm 2005 rất nhiều, điều trị tiếp củng cố 1 tháng.
GHI CHÚ:
Từ tháng 3/2013 đến nay, Nhà Thuốc đã điều trị khỏi cho nhiều cháu bị viêm phế quản và hen phế quản ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đông Nai, Thái Bình, Quảng Ninh, Bắc Giang, Sơn La… Trong đó có 1 cháu nhỏ nhất là mới 2,5 tháng tuổi ở Long Biên Hà Nội bị HPQ rất nặng, cứ 5-6 ngày phải vào viện cấp cứu 1 lần, sau 2 tháng điều trị cháu đã cơ bản khỏi.
THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN
Thân gửi bác Nguyễn Đăng Thành, nhà thuốc Đông Y Lang Tòng!
Cháu là Hà Thế Thiện,địa chỉ Khu 5 xã Chu Hóa Tp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Số điện thoại :01685427204.
Cách đây hơn 1 năm (đến khám Nhà thuốc ngày 04/5/2013) cháu có đến lấy thuốc cho con cháu bị hen, khi đó con cháu được 9 tháng tuổi, thể trạng rất yếu, thường xuyên bị lên cơn hen nhất là khi thời tiết thay đổi; cơn hen của cháu dạng suyễn rất nặng: ho, khò khè, co rúm người, thở gấp, phải cấp cứu liên tục, có khi vừa ra viện hôm trước thì hôm sau lại vào nhập viện.
Tuy nhiên điều trị kháng sinh rất nhiều, toàn kháng sinh nặng, thuốc xit và chạy khí rung… nhưng đỡ không đáng kể, vẫn cứ phải nhập viện liên tục, không những thế còn gây bệnh tiêu chảy.
Sau khi uống thuốc của bác con cháu có triển biến rõ rệt,mất khoảng 3, 4 đợt dùng thuốc thì gần như không còn hiện tượng lên cơn hen nữa,. Sau khoảng 6 tháng thì bệnh tình con cháu đã giảm gần hết.
Cháu rất mừng vì không nghĩ bệnh hen của con cháu lại gần như khỏi hẳn, từ đầu năm đến giờ không phải dùng thuốc nữa.
Giờ cháu được hơn 2 tuổi, đang tập nói, vợ chồng cháu rất mừng và cảm thấy thật hạnh phúc. Cháu không biết nói gì hơn chỉ qua thư cho cháu gửi lời cảm ơn bác và nhà thuốc.
Chúc bác và gia đình mạnh khỏe, có nhiều bài thuốc hay chữa bệnh cứu người.Cháu chào bác, khi nào có dịp cháu sẽ qua thăm bác.
Kinh thư!
Cháu Hà Thế Thiện -Thien Ha hathethien84@gmail.com- 29/8/2014
Bài viết đã được đăng ký sở hữu Google Authorsip bởi LY. Nguyễn Đăng Thành và được bảo vệ bởi DMCA. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại bài viết mà không được sự cho phép của LY. Nguyễn Đăng Thành là vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.
Ý kiến của bạn