RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ NHỎ
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ do nhiều nguyên nhân như: nhiều bà mẹ vì nôn nóng, muốn con chóng lớn, nên ép trẻ ăn uống quá nhiều hoặc thay đổi chế độ ăn đột ngột của trẻ em khi bắt đầu ăn dặm. Trẻ bị rối loạn tiêu hoá có biểu hiện như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hoá ở trẻ
- Hệ vi sinh sinh lý bị mất cân bằng (do dùng kháng sinh, do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý…), chưa hoàn chỉnh hoặc hoạt động không bình thường sẽ dẫn tới bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi đó, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (phân sống, rối loạn hấp thu dinh dưỡng…), loạn khuẩn đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…), tạo cơ hội cho một số loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm phát triển (tả, lỵ…).
- Khi trẻ bắt đầu ăn dặm – không chỉ ăn sữa nữa, hệ vi sinh của trẻ chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hoá, thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn khiến vi khuẩn gây bệnh phát triển. Khi nhiễm khuẩn, trẻ thường lười ăn, hay nôn, tiêu chảy, táo bón…
- Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Lợi dụng thời điểm đó, vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hoá ở trẻ.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, giàu đạm, đường, chất béo… nhưng lại ít chất xơ, vitamin, chất khoáng…
Triệu chứng Rối loạn tiêu hoá
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản.Nếu trẻ nôn ít (vài ba ngày mới ói 1 lần hay 1 ngày ói 2 lần), vẫn bú khỏe, lên cân tốt thì không sao và hiện tượng trào ngược này sẽ giảm dần khi trẻ lớn. Đến năm 2 tuổi, khoảng 60% trẻ sẽ tự hết, 40% còn lại nếu không chữa trị kip thời có thể kéo dài đến 4 tuổi.
Táo bón
Táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng (thường gặp nhất). Táo bón được định nghĩa khi bé có số lần đi tiêu ít hơn bình thường (thay đổi theo lứa tuổi và mỗi cá nhân) với phân to, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi có máu. Táo bón rất hay gặp ở trẻ còn nhỏ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ.
Tiêu chảy
Khi trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy. Là một bệnh thông thường, nhưng nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.
Phòng bệnh
Các quy tắc phòng chống rối loạn tiêu hóa trẻ em:
- Bú sữa mẹ. Một đứa trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời và kéo dài về sau sẽ tránh được các vấn đề về tiêu hóa nhờ sự tăng cường hệ thống miễn dịch
- Kịp thời và tăng cường thích hợp các loại thực phẩm bổ sung.
- Dinh dưỡng. Để tránh vấn đề với đường tiêu hóa, trước tiên bạn phải tạo ra một thực đơn đa dạng, lành mạnh và an toàn, đáp ứng các nhu cầu của trẻ theo độ tuổi, cân nặng, và các đặc điểm cá nhân.
- Chế độ ăn uống. Cho trẻ bú hoàn toàn 6 tháng đầu đời. Khi trẻ lớn hơn hãy quan sát chế độ ăn. Có thời gian nghỉ giữa các bữa ăn hợp lí. Không nên cho trẻ ăn vặt vì ăn vặt thường xuyên có thể dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.
- Theo dõi chặt chẽ phân của trẻ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện ngay ở phân khi trẻ đi vệ sinh. Khi phân của trẻ có biểu hiện bất thường các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa.
- Tôn trọng các quy tắc cơ bản về vệ sinh. Luôn luôn rửa tay của bạn trong thời gian chế biến thức ăn cho trẻ. Bản thân trẻ, các mẹ cũng thường xuyên lưu ý vệ sinh tay chân cho trẻ nhất là khi ăn và sau khi trẻ đi vệ sinh.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y LANG TÒNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA………………………………………………………..Thời gian chữa khỏi: 1-3 tháng tùy theo bệnh nặng nhẹ. |
BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH
Bệnh viêm VA và rối loạn tiêu hóa:
Nguyễn Mạnh Cường 11 tháng, 8,6kg (mẹ là DươngThị Hiền 29 tuổi ở Ngọc Tảo, Phúc Thọ, HN; khám 13/10/3012) bị viêm VA mãn tính từ bé, bị liên tục, điều trị đỡ được vài ngày đến 1 tuần sau lại bị; mỗi lần bị sốt cao 39 độ và gây ra loét miệng; điều trị kháng sinh nhiều gây ra rối loạn tiêu hóa, lúc ỉa lỏng, lúc sống phân, lúc ỉa toàn nước,lúc ỉa nhầy bọt, có lúc lại khó đi ngoài; bụng luôn khó chịu.
Hiện tại đang bị viêm VA và rối loạn tiêu hóa; ỉa 4-5 lần/ngày; lúc ỉa nước, lúc nhầy, lúc ỉa bọt. Ăn rất kém, hay nôn chớ.
Sau khi lấy thuốc của Đông Y Lang Tòng, uống hơn 1 tuần; đến ngày 21/11/2012 thì đã khỏi VA, đi ỉa cũng đỡ, ngày đi 2-3 lần, phân nát, đôi khi vẫn có bọt nhầy; lấy 2 đợt thuốc nữa, đến 29/11/2012 thì mọi chứng gần hết, đôi khi vẫn đi ngoài lỏng; lấy 1 đợt 7 ngày thuốc củng cố.
Bài viết đã được đăng ký sở hữu Google Authorsip bởi LY. Nguyễn Đăng Thành và được bảo vệ bởi DMCA. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại bài viết mà không được sự cho phép của LY. Nguyễn Đăng Thành là vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.
Ý kiến của bạn