Tiêu chảy

TIÊU CHẢY Ở TRẺ NHỎ

Trẻ bị tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ đa số hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ em

– Tiêu chảy cấp : là loại thường gặp chiếm 70 – 80%, trẻ bị tiêu chảy kéo dài dưới 14 ngày, thường chỉ khoảng 5 – 7 ngày.

– Tiêu chảy kéo dài: tiêu chảy trên 14 ngày. Trẻ có dấu hiệu sớm:

  • Ăn kém, bỏ ăn, đầy bụng.
  • Tiêu chảy phân lỏng toé nước, hoặc phân nước có máu, phân nhày lẫn máu.
  • Trẻ đau bụng, nôn mửa.
  • Dấu hiệu mất nước, mất muối

Trẻ em & Bệnh Tiêu chảy: Nhận biết sự mất nước ở trẻ

Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ thường không gây ra mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy trung bình hoặc nặng là rất nguy hiểm. Nó có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh mất nước, hoặc gọi cho nhà thuốc chúng tôi và đưa trẻ đi Viện nếu con bạn có các biểu hiện sau:

  • Chóng mặt, đau đầu
  • Khô, dính miệng
  • Môi nhợt nhạt
  • Nước tiểu vàng sẫm, hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu
  • Da khô, chân tay lạnh
  • Mắt trũng, thóp lõm, da nhăn, khóc không có nước mắt
  • Biểu hiện thiếu năng lượng
  • Thở không đều, không có sức hoặc thở gấp gáp

Nguyên Nhân Tiêu chảy ở trẻ nhỏ

  • Nguyên nhân chính là do ăn uống thiếu vệ sinh.
  • Trẻ bị tiêu chảy thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng do vi-rút như rotavirus, vi khuẩn như salmonella, hoặc ký sinh trùng( nấm, đơn bào amíp). Trường hợp này trẻ sẽ có biểu hiện sốt, nôn mửa, buồn nôn, chuột rút, và mất nước
  • Sử dụng các loại thuốc trị bệnh: như thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng. Thuốc có thể thể giết những vi khuẩn có hại trong ruột thì cũng tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, dẫn đến sự mất cân bằng và gây bệnh tiêu chảy.
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Các nguyên nhân khác: do hội chứng ruột kích thích, dị ứng thức ăn ( dị ứng protein trong sữa) , không chịu được thức ăn (Một ví dụ là việc không chịu được lactoze )

Nếu trẻ không chịu được lactoze thì điều đó có nghĩa là cơ thể trẻ không sản sinh ra đủ lactaza, một loại enzim cần thiết để tiêu hóa lactoze, một loại đường trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa khác dẫn đến tiêu chảy, đau bụng, sưng tấy và đầy hơi. Các triệu chứng thường xuất hiện từ ½ – 2 giờ sau khi trẻ ăn các sản phẩm từ sữa)…

 Điều Trị Tiêu Chảy

– Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì, 1 gói pha trong đúng 1 lít nước đun sôi để nguội). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ hỏng.

– Tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy

  • Ăn thực phẩm rửa sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường.
  • Sử dụng nguồn nước sạch.
  • Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.
  • Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.
  • Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.
  • Lau rửa sàn nhà và các vật dụng, bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B, lau rửa sàn toa-lét, bồn cầu sau khi trẻ tiêu chảy đi vệ sinh.

logo_langtongNHÀ THUỐC ÐÔNG Y LANG TÒNG ÐIỀU TRỊ
TIÊU CHẢY
………………………………………………………

Thời gian chữa khỏi: 3-7 ngày đối với bệnh cấp tính; 20-30 ngày đối với bệnh lâu, nặng. Nếu viêm ruột, viêm đại tràng điều trị 2-3 tháng

BỆNH ÁN ĐIỂN HÌNH

– Tiêu chảy cấp:

 Nguyễn Trung Hiếu 5 tháng tuổi ( bà nội là Nguyễn Thị Tại 51 tuổi ở Vạn Thắng, Ba Vì, HN; khám 16h30 ngày 17/3/2013) bị tiêu chảy cấp, miệng nôn trôn tháo, sốt; ngày đi ỉa 6-7 lần, vọt ra toàn nước trắng đục và nhầy mà không có phân; từ sáng đến 15h chiều ngày 17/3 đi 6 lần; nằm viện tiêm truyền đã 4 ngày mà bệnh không đỡ.

16h30 ngày 17/3/2013 bà nội đến lấy thuốc; cho BN uống thuốc, qua 1 đêm, đến 7h ngày 18/3/2013 bà ngoại gọi điện cho biết: “ Cháu đã hết sốt, hết ỉa phân trắng, đi ngoài đã có phân”.

Nguyễn Huy Thanh 15 tháng (mẹ là Nguyễn Thị Phương 42 tuổi; ở Thọ Lộc, Phúc Thọ, Hà Nội), bị tiêu chảy cấp; sốt, miệng nôn, trôn tháo, ỉa vọt ra nước ngày 7-10 lần, khát nước.

Thư cám ơn của Nguyễn Thị Phương ngày 24/1/2013:

“Tôi là Nguyễn Thị Phương 42T, Con tôi là Nguyễn Huy Thanh, cháu bị tiêu chảy, tôi cho cháu uống thuốc 2 ngày, đỡ được 70%.

Tôi cám ơn nhà thuốc”

 – Tiêu chảy mãn tính dẫn đến viêm ruột:

 Nguyễn Thiều An Huy 13 tháng ( ở tổ 11 phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội; mẹ là Thiều Thị Diệu Linh 29 tuổi; khám 08/8/2012)

Bị tiêu chảy mãn tính hơn 1 năm nay, từ lúc mới đẻ; đã điều trị các bệnh viện tỉnh và trung ương; BV Nhi TW chuẩn đoán là: viêm dạ dày và viêm ruột. Thời gian đầu đi ỉa 10-20 lần/1 ngày, té nước như đi đái; có thời gian lại ỉa són ra nước vàng, có lúc lại ỉa nhầy. Cứ ăn lạ là lại đi ngoài mạnh, phân chua, tanh, có lúc không ăn gì cũng đi ngoài.

Gần đây lại có hiện tượng khó đi ngoài, đi 1-3 lần/ngày, khi đi dặn è è khó chịu, phân nhầy và sàu bọt nhiều; có hôm lại bị táo đầu phân, cuối bãi lại nát bét, phân chua, tanh.

Đã điều trị rất nhiều nơi, dùng nhiều loại men tiêu hóa, men vi sinh loại tốt mà không kết quả, chỉ đỡ được vài hôm.

Hiện tại cách đây 1 tuần bị viêm phế quản (ho, sốt, đờm…) tiêm kháng sinh thì bị tiêu chảy rất mạnh, cứ 30 phút đi ỉa 1 lần; hiện tại vẫn ho và chảy nước mũi.

Nhà Thuốc điều trị từ 08/8 đến 27/8 thì đỡ nhiều, đôi khi vẫn đi ỉa bọt, ho cũng đỡ. Đến 10/10/2012 thì đi ngoài tương đối tốt 1 lần/ngày, phân thành khuôn nhưng đầu phân hơi cứng; đã khỏi ho; tiếp tục điều trị củng cố.

Ngày 27/2/2013 chị Diệu Linh mẹ cháu HUY đến có lời cám ơn Nhà Thuốc và cho biết: cháu HUY khỏi bệnh đi ỉa và cả bệnh viêm phế quản từ hồi đó đến giờ, ngày đi ỉa 1 lần, phân dẻo tốt; mấy hôm nay thay đổi thời tiết Cháu bị sổ mũi, chảy dãi, quấy, kém ăn nên đến lấy thuốc điều trị.

CHÚ Ý:

Trong số các bệnh đường ruột thì bệnh viêm ruột là một trong những  bệnh khó chữa nhất- trong quá trình điều trị Thầy thuốc phải thường xuyên nhận thông báo của BỐ MẸ – NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống; vì những lẽ trên, Qúi bạn muốn chữa cho con thì phải kiên trì và thường xuyên liên hệ với Nhà Thuốc qua điện thoại.

Bài viết đã được đăng ký sở hữu Google Authorsip bởi LY. Nguyễn Đăng Thành và được bảo vệ bởi DMCA. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại bài viết mà không được sự cho phép của LY. Nguyễn Đăng Thành là vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.

DMCA.com

Ý kiến của bạn

Phản hồi của người bệnh

Sau khi uống thuốc của bác, con cháu có triển biến rõ rệt, mất khoảng 3, 4 đợt dùng thuốc thì gần như không còn hiện tượng lên cơn hen nữa. Sau khoảng 6 tháng thì bệnh tình con cháu đã giảm gần hết - THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN - 

THƯ CÁM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH HEN SUYỄN

Hà Thế Thiện

Phú Thọ

Năm 2013 tôi phát hiện bị bệnh viêm tụy, đã uống thuốc tây nhưng không đỡ. Tháng 8 tôi về nước đến trực tiếp nhà thuốc LANG TÒNG lấy thuốc. Sau thời gian ngắn, bệnh viêm tụy của tôi thuyên giảm, cơ thể dần khỏe mạnh, không còn những cơn đau khủng khiếp hành hạ. THƯ CẢM ƠN CHỮA KHỎI BỆNH VIÊM TỤY

Thư cám ơn chữa khỏi bệnh viêm tụy

Phạm Minh Huệ

Nước CH – BA LAN

Năm 1993 tôi đã nghe mọi ngợi nói về Cụ Lang Tòng,  tôi sang nhà cụ cắt có 3 thang thuốc, uống được 7 ngày sau thì cháu đứng dậy đi men được 2 bước, đến tuần thứ hai thì cháu biết đi hẳn. THƯ CẢM ƠN CHƯA KHỎI BỆNH SUY DINH DƯỠNG

Cảm ơn của Bà Đỗ Thị Thuỷ có con mắc Bệnh suy dinh dưỡng

Đỗ Thị thủy

Phú Thọ

Chứng nhận giải thưởng

Đông Y Lang Tòng
Giải nhà thuốc gia truyền Đông Y Lang Tòng
Đĩa vàng sáng tạo – Đông y Lang Tòng
Tôn vinh lương y tiêu biểu