BỆNH ĐÁI DẦM
Đái dầm ở trẻ em là chứng đi tiểu không tự chủ lúc ngủ. Ở trẻ em, từ 0 đến 5 tuổi là lúc các bé chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên tè dầm là chuyện bình thường. Nhưng từ 5 tuổi trở lên mà bé vẫn đi tè không tự chủ được vào ban đêm thì là biểu hiện không bình thường.
NGUYÊN NHÂN đái dầm
- Tình trạng bàng quang chưa trưởng thành vì trẻ còn nhỏ, hoặc do giảm bài tiết vào ban đêm một chất nội tiết (còn gọi là hócmôn) chống bài niệu ở một số trẻ
- Nguyên nhân tâm lý: trẻ bị căng thẳng về tâm lý như bị cô giáo la mắng, bị bạn bè tách khỏi nhóm, bị ám ảnh lo sợ, bố mẹ li dị, xung đột, thay đổi môi trường sống là những yếu tố tâm lý tác động gây tiểu dầm ở trẻ em.
- Chậm phát triển hệ thống thần kinh cũng có thể sinh ra đái dầm.
- Do di truyền: cứ một trong cha hoặc mẹ mắc tiểu dầm lúc còn nhỏ thì 44% trẻ có khả năng bị bệnh hoặc khi cả cha lẫn mẹ mắc chứng này thì 77% trẻ sẽ tiểu dầm.
- Những nguyên nhân thực thể chiếm tỉ lệ 1 – 2% như các dị dạng đường niệu, nhiễm trùng tiểu…hoặc chứng táo bón cũng gây tiểu dầm ở trẻ.
- Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà trẻ vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn đến đái dầm. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên đái dầm. Nhưng sự thực đái dầm không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị đái dầm hơn.
Trẻ bị những chứng bệnh sau đây có thể hay đái dầm
- Bị căng thẳng tâm lý.
- Khi ngủ hay ngáy to, vì bị sùi vòm họng hay còn gọi là V.A, hay có cục thịt thừa trong cổ họng.
- Đi tiểu thường xuyên và bị buốt đường tiểu (nhiễm trùng đường tiểu).
- Đi tiểu nhiều, mất trọng lượng (bị bệnh đái tháo đường hay bệnh thận).
- Đường tiểu yếu, cả đêm hay ngày đều hay tiểu són (bị nghẹt đường tiểu).
đái dầm ảnh hưởng tâm lý trẻ
Trẻ bị bệnh tâm lý ít ảnh hưởng tới đái dầm. Nhưng ngược lại, đái dầm gây nhiều ảnh hưởng tâm lý cho trẻ. Ví dụ như phụ huynh than phiền rằng, con cái đái dầm gây phiền hà cho mọi người. Hoặc người trong gia đình đổ lỗi cho nhau vì con cái đái dầm. Đôi khi phụ huynh còn trừng phạt con em vì tội đái dầm… Lớn hơn 10 tuổi mà còn bị đái dầm, trẻ em thường bị chứng bệnh tâm lý, ví dụ như: trẻ không được săn sóc, không chú ý, bị căng thẳng, buồn rầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ em bất thường, khó chịu, vì cảm thấy tự minh không kiểm soát được chính mình.
quan niệm đông y về đái dầm
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây chứng đái dầm do thận khí hư hàn không khế ước được bàng quang; do cơ thể suy nhược, tỳ, phế khí hư hoặc do can kinh uất nhiệt, thói quen xấu của trẻ em.
Do thận chủ sinh dục, tiết niệu, chủ nhị tiện, chủ tiền âm và hậu âm, thận hư không thể thu nhiếp, cố sáp nước tiểu được gây nên đái dầm.
Cần chú ý phân biệt tình trạng đái dầm dề, không tự chủ trong các bệnh lý thần kinh: tai biến mạch máu não, tổn thương tuỷ sống, u não… gây rối loạn cơ vòng gây nên với chứng đái dầm.
BIỆN PHÁP HẠN CHẾ đái dầm
1. Tạo thói quen đi tiểu đêm của trẻ:
Có thể nói bệnh di niệu ở trẻ nhỏ có quan hệ rất lớn đối với cha mẹ. Ngoài nhân tố di truyền ra, có những cha mẹ nghĩ lầm rằng tiểu tiện đêm của trẻ nhỏ giống như là một bản năng mút bú sữa vậy. Thực ra thói quen tiểu tiện chính xác cần phải có sự huấn luyện. Huấn luyện một thời gian, trẻ em đa số có thể tự khống chế được tiểu tiện.
2. Ăn uống hợp lý:
Không nên vì trẻ bị di niệu mà hạn chế ăn uống như bình thường của trẻ, mà chỉ là sau 4 giờ chiều hàng ngày cố gắng để trẻ ít uống nước đôi chút, tránh ăn thức ăn lỏng về bữa tối, ít ăn các đồ ăn thức uống lợi tiểu như dưa hấu và cà phê, giảm thiểu lượng tích trữ nước tiểu ở bàng quang vào ban đêm.
3. Sinh hoạt có quy luật, điều độ:
Tập thành thói quen ngủ trưa để tránh về đêm ngủ quá say, không thể kịp nhận biết mót tiểu tiện. Trước khi đi ngủ, tiểu tiện cho hết nước tiểu ở bàng quang.
4. Huấn luyện bàng quang:
Có những trẻ em một đêm di niệu nhiều lần, một đêm di niệu 1 lần hoặc cách mấy ngày mới di niệu 1 lần, đó là biểu hiện bệnh tình tương đối nhẹ, thông qua huấn luyện bàng quang nói chung có thể chữa được chứng bệnh di niệu, tự khống chế để lúc tỉnh giấc mới tiểu tiện. Làm cho trẻ ban ngày uống nhiều nước tận sức kéo dài thời gian cách quãng giữa 2 lần tiểu tiện, làm cho lượng nước tiểu tăng nhiều, giúp cho mở rộng dung lượng của bàng quang. Thử làm cho trẻ em đang tiểu tiện giữa chừng ngừng tiểu tiện (nín tiểu), sau đó từ mấy lần đến mấy chục lần lại tiểu tiện hết, huấn luyện sức khống chế của cơ vòng bàng quang.
5. Bồi dưỡng lòng tin:
Có những trẻ bị di niệu có thể có tâm lý xấu hổ, tự ti, có chướng ngại trong giao tiếp với mọi người. Cha mẹ tuyệt đối không thể vì con bị di niệu mà mắng chửi, phạt chúng, làm như vậy chỉ có thể làm tăng nặng thêm bệnh tình, cần phải an ủi, động viên con, giúp chúng xây dựng được lòng tin sẽ khắc phục được bệnh này.
chăm sóc trẻ đái dầm
- Các bậc cha mẹ đừng tỏ ra quá lo lắng về hiện tượng này và đừng la mắng trẻ vì sẽ làm cho bé căng thẳng hơn.
- Cha mẹ nên kiên trì và thông cảm, chú ý nhắc nhở bé đi tiểu trước khi đi ngủ và không nên uống nước 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Nên ghi lại những lần bé tè dầm vào 1 quyển sổ hoặc lịch để theo dõi, khi trẻ chiến thắng tè dầm một lần, đừng tiếc lời khen ngợi và hãy động viên khen thưởng bé. Việc làm này sẽ khiến các bé rất quyết tâm cố gắng.
- Nên tránh cho trẻ chứng kiến những cuộc cãi vã của người lớn và nên quan tâm đến các yếu tố tác động tâm lý trên trẻ trong mọi quan hệ với thầy cô, bạn bè, anh chị em ruột…
- Thêm một chút quan tâm và thông cảm, thêm một chút kiên trì, bạn sẽ giúp con mình vượt qua được những khó khăn ban đầu của tuổi thơ.
NHÀ THUỐC ÐÔNG Y LANG TÒNG ÐIỀU TRỊ
|
Bài viết đã được đăng ký sở hữu Google Authorsip bởi LY. Nguyễn Đăng Thành và được bảo vệ bởi DMCA. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại bài viết mà không được sự cho phép của LY. Nguyễn Đăng Thành là vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý.
con mình 6 tuổi.đến nay vẫn đái dầm vào ban đêm. mong nhà thuốc tư vấn
Nhà thuốc nhận chữa bệnh đái dầm, bạn gọi điện đến sô 0963 00 57 57 để được tư vấn chữa bệnh nhé