Nhà thuốc Đông Y Lang Tòng https://dongylangtong.com Fri, 12 Feb 2016 17:10:39 +0000 vi hourly 1 Thỏ Ty Tử – Vị Thuốc Quý Bổ Thận Tráng Dương https://dongylangtong.com/tho-ty-tu-vi-thuoc-quy-bo-trang-duong-5171/ https://dongylangtong.com/tho-ty-tu-vi-thuoc-quy-bo-trang-duong-5171/#respond Fri, 12 Feb 2016 17:08:16 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5171 Thỏ ty tử là hạt phơi hay sấy khô của cây tơ hồng, một loại dây cuốn ký sinh trên các cây khác, tên khoa học là Cuscutasinesis, Lamk, họ bìm bìm Colvolvulaceae.

tơ hồng

Cây dây tơ hồng

Ở Việt Nam tơ hồng mọc khá phổ biến, có ở khắp mọi nơi thuộc vùng đồng bằng, trung du, thường ký sinh trên cây cúc tần Pluchea indica, họ Cúc Asteraceaee. Cây có thân hình sợi màu vàng hay nâu nhạt, không có lá, lá biến thành vảy, có rễ mút để hút thức ăn từ cây chủ, dân gian thường gọi là dây tơ hồng. Hoa hình cầu, màu trắng nhạt, không có cuống, quả hình trứng, có kẽ nứt, trong chứa 2-4 hạt, hình trứng, đỉnh dẹt, dài 2mm.

Tên khác: Thỏ ty thực (Ngô Phổ Bản Thảo), Thổ ty tử (Bản Thảo Cầu Nguyên), Thỏ lư, la ty tử,….

Thu hoạch: Khoảng cuối mùa thu khi quả già thu hái về, chọn lấy hạt rửa sạch, phơi khô, đập lấy hột, tẩm nước muối sao để dùng.

Tính vị:

  • Vị cay, tính bình (Bản Kinh).
  • Vị ngọt, không độc (Biệt Lục).
  • Vị ngọt, cay, tính hơi ôn (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
  • Vị ngọt, tính bình, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Vị ngọt, cay, tính hơi ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quả Thỏ ty tử hay quả dây tơ hồng

Quả Thỏ ty tử hay quả dây tơ hồng

Thỏ ty tử – Hạt dây tơ hồng

Thỏ ty tử – Hạt dây tơ hồng

Tác dụng của Thỏ ty tử

Thỏ ty tử tác dụng ôn thận tráng dương, dưỡng can, bổ thận, ích tinh tuỷ, cường cân, kiện cốt, dưỡng cơ, minh mục. Chủ trị các chứng thận hư, tinh lạnh, liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối, các trường hợp đi giải nhiều lần, tả lỵ lâu ngày không khỏi. Thỏ ty tử bổ can, sáng mắt, lợi niệu, tiêu phù, chữa phụ nữ đẻ non với tính chất thường xuyên.

Đối tượng sử dụng

  • Các đấng mày râu muốn tăng khả năng sinh lý
  • Người bệnh liệt dương, yếu sinh lý, suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới
  • Người mắc chứng đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh do suy giảm chức năng thận
  • Người mắc chứng bệnh xuất tinh sớm
  • Người già dùng thỏ ty tử rất tốt cho sức khỏe

Kiêng kỵ:

  • Thỏ ty tử kỵ thịt thỏ
  • Người mà Thận có hỏa, cường dương không liệt dương: không dùng. táo bón kiêng dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
  • Phụ nữ có thai, băng huyết, cường dương, táo bón, Thận có hỏa, âm hư hỏa vượng: cấm dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
  • Thận hư, hỏa vượng, táo bón: cẩn thận khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Táo bón: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

Đơn thuốc kinh nghiệm

+ Trị mặt mọc mụn, nhức đau: Thỏ ty tử, gĩa nát, ép lấy nước bôi (Trửu Hậu Phương).
+ Trị tự nhiên bị sưng phù, thân thể và mặt sưng to: Thỏ ty tử 1 thăng, Rượu 5 thăng, ngâm 2-3 ngày. Mỗi lần uống 1 thăng, ngày 3 lần ‘Trửu Hậu Phương).
+ Bổ Thận khí, tráng dương đạo,trợ tinh thần, khinh (làm nhẹ) lưng, chân: Thỏ ty tử (chưng rượu, sấy khô) 1 cân, Phụ tử (chế) 160g. tán bột. Trộn với rượu hồ làm viên, to băng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với rượu (Thỏ Ty Tử Hoàn – Biển Thước Tâm Thư).
+ Trị thận hư, liệt dương, Di tinh, lưng đau, tiểu nhiều: Thỏ ty tử, Ngũ vị tử, Tế tân, Trạch tả đều 40g, Sung úy tử, Thục địa đều 80g, Hoài sơn 60g. tán bột, trộn mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g (Thỏ Ty Tử Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Di tinh, bạch trọc: Thỏ ty tử 12g, Ngũ vị tử 6g, Phục linh, Hạt sen đều 12g. dùng Sơn dược hồ, làm hoàn. Mỗi lần uống 8g với nước muối nhạt hoặc sắc uống (Phục Thỏ Đơn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiêu chảy lâu ngày do Thận hư: Thỏ ty tử, Câu kỷ, Đảng sâm, Phục linh đều 12g, Sơn dược 16g, Hạt sen 12g. Tán bột. Dùng gạo hồ, làm hoàn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 12g (Thỏ Ty Tử Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị mắt mờ do Can huyết suy: Thỏ ty tử, Sơn thù, Cúc hoa, Địa hoàng. Lượng băng nhau, tán bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với rượu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị mắt mờ do Can Thận suy: Thỏ ty tử, Thục địa, Xa tiền tử đều 12g. tán bột. Trộn mật làm hoàn Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với rượu (Trú Cảnh Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiêu khát: Thỏ ty tử sắc uống hoặc tán thành bột, làm hoàn uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Tỳ Thận đều hư, tiêu lỏng: Thỏ ty tử, Thạch liên tử đều 9g, Phục linh 12g, Hoài sơn 15g. Sắc uống (An Huy Trung Thảo Dược).
+ Trị khớp viêm: Thỏ ty tử 6g, Vỏ trứng gà 9g, Bột xương trâu 15g, Tán bột, trộn đều. mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần (Liễu Ninh Thường DụngTrung Thảo Dược Thủ Sách).

+ Chữa nam giới di tinh dùng thỏ ty tử 16g, phúc bồn tử 8g, kim anh tử 10g. Sắc uống. Nếu di tinh kèm theo bạch trọc: thỏ ty tử 12g, ngũ vị tử 6g, phục linh 12g, liên nhục 12g, sơn dược nấu hồ hoàn viên, mỗi lần 8g ngày 2-3 lần, uống với nước muối nhạt. Có thể dùng bài thuốc trên sắc uống

+ Trị thận hư, liệt dương, di tinh, lưng đau, đi tiểu nhiều dùng thỏ ty tử 40g, ngũ vị tử 40g, tế tân 40g, trạch tả 40g, sung uý tử 80g, thục địa 80g, hoài sơn 60g, nghiền thành bột rồi hoàn mật, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước ấm.
+ Trường hợp dương nuy, âm hành cứng không bền, đầu choáng tai ù, nghe kém, lưng đùi yếu mỏi, răng lung lay, râu tóc bạc sớm, tinh ít, tảo tiết do tinh huyết bất túc phải bổ thận tinh, tư sinh âm huyết dùng sinh địa 30g, hoài sơn 30g, thỏ ty tử 30g, hạch đào đốt cả vỏ 1 quả, sơn thù nhục 10g, câu kỷ tử 15g, mạch môn 30g, hoàng tinh chế 30g, ngũ vị tử 10g, kim anh tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia đều 3 lần trong ngày.
+ Nếu thận suy yếu, thể trạng hư nhược, di tinh, yếu sinh lý dùng thỏ ty tử 32g, thục địa 32g, bá tử nhân 32g, lộc giác giao 32g, bổ cốt chi 16g, phục thần 16g. Làm thành viên hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 3 lần với nước ấm.
+ Trường hợp tinh khí bất túc, thận thủy bị táo, họng khô khát, tai ù. đầu váng, mắt mờ, da sạm đen, lưng gối đau mỏi dùng thỏ ty tử chưng rượu 80g, ngũ vị tử 40g, tán bột, trộn mật làm hoàn bằng hạt ngô, ngày 2-3 lần mỗi lần 8-10g với nước muối nhạt hoặc chút rượu.
+ Để bổ thận khí tráng dương đạo, trợ tinh thần, giảm đau lưng, mỏi gối dùng thỏ ty tử 320g, phụ tử chế 80g, tán bột trộn với ít rưọu, hồ, hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên, ngày 2-3 lần. Trường hợp để bổ thận, ích tinh, giúp tinh bền chắc dùng thỏ ty tử 12g, ngũ vị 4g, câu kỷ tử 12g, phúc bồn tử 8g, xa tiền 4g, tán bột, rồi dùng mật hoàn viên, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần.
+ Nếu tâm thận bất túc, tinh thiếu, huyết khô, phiền nhiệt, họng khô, khát muốn uống, tinh hư, huyết ít dùng thỏ ty tử chưng rượu 80g, mạch môn đông 80g, trộn bột, dùng mật hoàn viên, mỗi lần uống 10-12g ngày 3 lần với nước muối nhạt hoặc nước sôi nguội trước khi ăn.
+ Trị tâm khí bất túc suy tư quá độ, thần kinh hư tổn, chân dương không vững, nước tiểu đục, ngủ hay mơ, di tinh dùng thỏ ty tử 200g, bạch phục linh 120g, thạch liên tử bỏ vỏ 80g, trộn bột với rượu, dùng mật hoàn viên. Mỗi lần uống 8-10g ngày 3 lần, uống lúc đói với nước muối nhạt.

–Theo SK & ĐS —

]]>
https://dongylangtong.com/tho-ty-tu-vi-thuoc-quy-bo-trang-duong-5171/feed/ 0
Thông bạch (Hành) https://dongylangtong.com/thong-bach-hanh-5141/ https://dongylangtong.com/thong-bach-hanh-5141/#respond Thu, 11 Feb 2016 07:15:18 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5141 TÊN GỌI KHÁC: Hành ta, đại thông, thông bạch, tứ quí thông,…
Tác dụng: Thông dương hoạt huyết hòa trung, lợi tiểu sát trùng
THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Thông bạch chủ yếu có hoạt chất acid malic, phytin, các chất sulfid, tinh dầu, Vitamin B,C, muối sắt.. vv.

thong-bach

Phần dùng làm thuốc: Chủ yếu dùng thân rễ (củ) cây hành hoa, còn gọi là Đại thông, Thông bạch . Vị cay, tính ấm, qui kinh Phế, Vị. Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

Tác dụng dược lý:

1.Có tác dụng kích thích thần kinh, làm tăng tiết dịch tiêu hóa.

2.Tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh.

3.Theo Đông y, thuốc có tác dụng tán hàn giải cảm thông dương, hoạt huyết, sát trùng.

4.Giải nhiệt làm ra mồ hôi, lợi tiểu kiện vị, trừ đờm.

PHƯƠNG THUỐC  THÔNG BẠCH CHỦ TRỊ:

  • Trị vú sưng đỏ: Nấu lấy 1 chén nước Hành, uống nóng là tan (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị bị vết thương do té ngã, máu ra nhiều, đau quá: Lấy Hành, cả củ lẫn lá, gĩa nát, sao nóng, đắp chỗ bị thương, nguội thì lại thay lớp mới cho nóng, dần dần sẽ khỏi đau lại không có dấu vết để lại (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị bị ngã vỡ đầu, gẫy xương: Lấy Hành gĩa nát, hòa với mật đắp vào vết thương sẽ mau khỏi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị tiểu bí, bàng quang tức trướng: Hành 3 cân, gĩa nát, xào cho nóng lên, bọc vào khăn, chia làm 2 gói, chườm vào vùng bụng dưới. Hễ khí của Hành thấm vào được bên trong thì tiểu được ngay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Đàn bà có thai bị cảm phong, ho, thở, nếu không có Hành, Trần bì thì khó khỏi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
PHẦN THAM KHẢO:

   – Theo Nam dược thần hiệu của Đại Danh y Tuệ Tĩnh Hành ta sắc uống chữa bí tiểu tiện, hành trộn với mật ong, đắp chữa vết thương lâu lành.

   – Tài liệu gần đây cho rằng Hành có chất Alixin có tính kháng khuẩn, kháng nấm, diệt ký sinh trung đường ruột có tác dụng giống như một kháng sinh thiên nhiên.

KIÊNG KỴ: Người bị nội nhiệt, ra mồ hôi trộm, người đang bị đau mắt do nhiệt không nên dùng.

]]>
https://dongylangtong.com/thong-bach-hanh-5141/feed/ 0
Thổ Hoàng Liên https://dongylangtong.com/tho-hoang-lien-4302/ https://dongylangtong.com/tho-hoang-lien-4302/#respond Wed, 02 Oct 2013 11:19:32 +0000 https://dongylangtong.com/?p=4302 Vị thuốc thổ hoàng liên còn có tên Vương liên (Bản Kinh), Chi liên (Dược Tính Luận), Thủy liên Danh vậng, Vận liên, Thượng thảo, Đống liên, Tỉnh Hoàng liên, Trích đởm chi (Hoà Hán Dược Khảo), Xuyên Hoàng liên.

thổ hoàng liên

Tên khoa học của thổ hoàng liên:

Thalictrum foliolosum DC., họ Mao lương (Ranunculaceae).

Cây mọc nhiều ở vùng Tây Bắc nước ta.

Bộ phận dùng:

Thân rễ (Rhizoma Thalictri).

Thành phần hoá học chính:

Berberin (0,35%), palmatin (0,02%)…

Công dụng thổ hoàng liên:

Chữa lỵ amip và lỵ trực trùng. Chữa đau mắt, mụn nhọt.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 4-6g chia làm 2 đến 3 lần uống dưới dạng thuốc bột hay làm thành viên.

Kiêng kỵ:

+ Huyết thiếu khí hư, tỳ vị suy nhược, thiếu máu gây ra hồi hộp mất ngủ mà kèm theo phiền nhiệt táo khát, sau khi sinh mất ngủ, huyết hư phát sốt, tiêu chảy, bụng đau, trẻ con lên đậu, dương hư gây tiêu chảy, người lớn tuổi bị tiêu chảy do Tỳ Vị hư hàn, người âm hư tiêu chảy vào buổi sáng, chân âm bất túc, nội nhiệt phiền táo, đều cấm dùng Hoàng liên, nên cẩn thận vì nó mát quá (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Hoàng liên ghét Cúc hoa, Huyền sâm, Bạch tiển bì, Nguyên hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Ghét Bạch cương tàm, Kỵ thịt heo (Dược Tính Luận).

+ Sợ Ngưu tất (Độc Bản Thảo).

+ Hoàng cầm, Long cốt, Lý thạch làm sứ cho Hoàng liên (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Giải độc Ba đậu, Ô đầu (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

 

]]>
https://dongylangtong.com/tho-hoang-lien-4302/feed/ 0
Thổ Nhân Sâm https://dongylangtong.com/tho-nhan-sam-4298/ https://dongylangtong.com/tho-nhan-sam-4298/#respond Tue, 01 Oct 2013 04:44:46 +0000 https://dongylangtong.com/?p=4298 Thổ nhân sâm còn có tên khác ka thổ cao  ly sâm, là thuốc bổ khi cơ thể suy nhược, ốm yếu, đái dầm, phụ nữ kinh nguyệt không đều

thổ nhân sâm

Tên khoa học:

Talinum patens L. (Talinum crassifolium Willd., Talinum paniculatum Gaertn), họ Rau sam (Portulacaceae).

Mô tả: Cây thảo mọc đứng cao tới 0,6m, hoàn toàn nhẵn, phân nhánh nhiều ở dưới. Lá mọc so le, hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn, dài 5-7cm, rộng 2,5-3,5cm, phiến lá dày, hơi mập, bóng cả hai mặt, mép lá hầu như lượn sóng. Hoa nhỏ, màu hồng, xếp thành chùm thưa ở ngọn thân và các nhánh, dài khoảng 30cm. Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh.

Bộ phận dùng:

Rễ .

Thành phần hoá học chính:

Trong rễ có các dẫn xuất phenolic.

Công dụng của thổ nhân sâm:

Thuốc bổ khi cơ thể suy nhược, ốm yếu, đái dầm, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc, thường kết hợp với các vị thuốc khác.

 

]]>
https://dongylangtong.com/tho-nhan-sam-4298/feed/ 0
Thổ Phục Linh https://dongylangtong.com/tho-phuc-linh-4188/ https://dongylangtong.com/tho-phuc-linh-4188/#respond Sun, 22 Sep 2013 15:45:05 +0000 https://dongylangtong.com/?p=4188 Vị thuốc thổ phục linh là thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều cây thuộc chi milã, trong đó có cây Smilax glabra, dùng cả trong đông y và tây y  để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau khớp xương.

tho-phuc-linh

Tên khác của thổ phục linh:

Khúc khắc, Kim cang

Tên khoa học:

Rhizoma Smilacis glabrae

Nguồn gốc

Dược liệu là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), họ Khúc khắc (Smilacaceae).

Mô tả cây

Thổ phục linh là hay cây khúc khắc là một loại cây sống lâu năm, dài 4-5m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, chắc cứng, hơi mỏng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con. Hoa mọc thành tán chừng 2mm, cuống riêng dài hơn chừng 10mm hay hơn. Quả mọng, hình cầu, đường kính 6-7mm, hơi 3 cạnh, có 3 hạt.

Thành phần hoá học chính:

Saponin steroid, tanin, tinh bột.

Công dụng:

Chữa phong thấp, gân xương co quắp, phù thũng, mụn nhọt lở ngứa, lợi tiểu, giải độc thuỷ ngân.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

 

]]>
https://dongylangtong.com/tho-phuc-linh-4188/feed/ 0
Thông Thảo https://dongylangtong.com/thong-thao-4147/ https://dongylangtong.com/thong-thao-4147/#respond Thu, 05 Sep 2013 18:30:00 +0000 https://dongylangtong.com/?p=4147 thông thảo

Tên khoa học:

Medulla Tetrapanacis

 Nguồn gốc:

Vị thuốc là lõi thân đã phơi hay sấy khô của cây Thông thảo (Tetrapanax papyrifera (Hook) K. Koch.), họ Nhân sâm (Araliaceae).

Cây mọc hoang ở các vùng rừng núi nước ta.

 Thành phần hoá học chính:

Cellulose.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn. Lõi thân có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông khí hạ nhũ, thanh nhiệt giải độc, trấn khái. Rễ có tác dụng hành khí, lợi thuỷ, tiêu thực, thúc sữa

 Công dụng:

Chữa bí tiểu tiện, phù nề, không ra sữa.

 Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 3-10g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp trong các phương thuốc lợi sữa.

]]>
https://dongylangtong.com/thong-thao-4147/feed/ 0